Thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc là một trong nhiều hình thức được sử dụng phổ biến trong những giao dịch dân sự liên quan đến mua bán hiên nay để đảm bảo được tính minh bạch rõ ràng. Bên cạnh đo, các tài sản khác với mục đích để chắc chắn hơn về tải sản mình sắp mua không bị chuyển nhượng cho người khác. Cũng giống như nhiều tài sản có giá khác khi mua nhà đất cũng sẽ phải làm bản hợp đồng đặt cọc nhằm tránh những rủi ro cho cả hai bên. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp đồng đặt cọc nhà đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Mục đích của việc ký kết hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc được đặt ra có thể nhằm thực hiện một trong hai mục đích sau:
– Nhằm đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác
– Nhằm thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.
Số tiền đặt cọc nhà đất
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể số tiền phải đặt cọc bao nhiêu thì hợp đồng đặt cọc mới có hiệu lực, vì thế số tiền đặt cọc là bao nhiêu tùy theo sự thỏa thuận của bên mua và bên bán. Tuy nhiên theo các luật sư, chuyên gia về pháp lý thì người mua chỉ nên đặt cọc không quá 20% giá trị của căn nhà, mảnh đất nhằm để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán. Người mua đặt cọc càng nhiều càng phải cẩn trọng vì dễ gặp rủi ro. Thực tế có không ít trường hợp người mua đã đặt tiền cọc tuy nhiên bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến người mua gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện tiếp được thỏa thuận và khiến người mua mất luôn tiền cọc.
Hướng dẫn ghi hợp đồng đặt cọc nhà đất
Để hợp đồng đặt cọc có giá trị và tính pháp lý cao thì hợp đồng đặt cọc cần phải có những nội dung chính sau đây.
– Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
– Đối tượng hợp đồng: chính là tài sản đặt cọc, thường là số tiền cụ thể được viết bằng chữ và bằng số. Cần nêu rõ số tiền này đặt cọc nhằm mục đích chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số…., tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ….. Ngoài ra cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất.
– Giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức đặt cọc & thanh toán.
– Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên.
– Thời hạn đặt cọc.
– Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí.
– Xử lý tiền đặt cọc: Theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.
– Ký và ghi rõ tên các bên kể cả bên thứ 3 ( Người làm chứng )
Mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất
Trường hợp khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thế nhưng nếu bên dự định mua giao tiền cho bên có đất nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc chỉ có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc.
Trường hợp chỉ có giấy biên nhận tiền (trong đó không có từ nào là đặt cọc) thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Nếu đưa một khoản tiền mà không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”.
Về bản chất trả trước là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:
– Trường hợp bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất
Mức phạt cọc được quy định rõ tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, mức phạt cọc được quy định cụ thể như sau:
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).
– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).
Lưu ý: Trường hợp Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc nhà đất
+ Ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc: Các giao dịch mua bán đất đai thường là những giao dịch có giá trị lớn nên việc xác lập hợp đồng đặt cọc có một ý nghĩa quan trọng, trong đó bên bán cam kết giữ lại phần đất (tài sản trên đất) hoặc căn hộ để bán cho bên mua, bên mua cam kết sẽ mua nhà đất này với các nội dung trong hợp đồng đã ký kết. Bên nào vi phạm nghĩa vụ sẽ bị phạt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
– Nếu bên bán không bán cho bên mua sẽ bị phạt bằng 100% giá trị tiền đã nhận cọc;
– Nếu bên mua không mua thì sẽ bị mất tiền đặt cọc này cho bên bán.
+ Cần quy định rõ về thời hạn của hợp đồng đặt cọc: Các bên cần xác định rõ trong bao lâu thì sẽ kết thúc thời hạn hợp đồng đặt cọc này để tiến hành thủ tục ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Không nên quy định chung chung khoảng thời gian mà phải quy định cụ thể về mốc thời gian cuối cùng mà các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất , quyền sở hữu tài sản trên đất.
+ Cần xác định rõ chủ thể nhận đặc cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản: Điều này khá quan trọng vì ở Việt Nam việc đồng sở hữu tài sản khá phổ biến.
+ Tốt nhất, sau khi ký hợp đồng nên chuyển khoản khoản tiền đặt cọc vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thì phải ký biên bản giao nhận tiền hoặc đơn giản hơn nữa thì yêu cầu bên nhân cọc viết tay vào cuối hợp đồng đặt cọc là: Tôi đã nhận đủ số tiền đặt cọc theo hợp đồng và ký tên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà
- Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc
- Đã nhận tiền đặt cọc chủ đất có được bán cho người khác không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hợp đồng đặt cọc nhà đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ đổi tên giấy khai sinh… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, một số luật như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và những văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải công chứng không mà chỉ có quy định về công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.
Theo Điều 119 tại Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Mặt khác, tại các quy định về đặt cọc cũng không yêu cầu cụ thể việc đặt cọc có cần lập thành văn bản hay không; cũng không bắt buộc công chứng, chứng thực.
Do đó, có thể hiểu rằng chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, còn việc thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào lựa chọn các bên, miễn sao không trái với tinh thần chung của bộ luật. Chính vì vậy, hợp đồng đặt cọc viết tay hay giấy đặt cọc viết tay đều có giá trị về mặt pháp lý.
Thực tế xét xử hiện nay cho thấy, một số trường hợp đặt cọc bằng hợp đồng viết tay hoặc thông qua lời nói vẫn có đủ căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh như đòi lại tiền cọc, phạt cọc,… Hợp đồng đặt cọc mang giá trị bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, tránh được sự bội tín trong giao dịch và mang tính thực tế khi chỉ phát sinh hiệu lực sau khi các bên đã giao cho nhau tài sản đặt cọc. Vì vậy, chỉ cần thể hiện được sự giao – nhận tiền để cam kết cho một nghĩa vụ nào đó chắc chắn được thực hiện hoặc các giấy tờ liên quan chứng minh được sự tồn tại của một “lời hứa” như giấy hẹn, giấy biên nhận,… thì các bên trong mối quan hệ đặt cọc vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.