Trong những năm gần đây, số vụ đình công diễn ra tại các khu công nghiệp ngày một gia tăng. Tuy nhiên mấy người lao động biết được khi nào mình được đình công và quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong thời gian đình công. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Quy định về việc người lao động đình công
Theo quy định tại khoản 1 Điều 209 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về đình công như sau:
Điều 209. Đình công
1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Theo quy định trên thì đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện, có tổ chức của tập thể lao động nhằm gây áp lực buộc bên sử dụng lao động hoặc chủ thể khác phải thỏa mãn các yêu sách về quyền và lợi ích mà họ quan tâm.
- Đình công biểu hiện bằng sự ngưng việc tạm thời; của nhiều người lao động. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm, liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công.
- Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động. Nếu người lao động bị ép buộc; không tự nguyện thì không được coi là đình công.
- Đình công luôn có tính tập thể. Bởi vì người lao động tổ chức cuộc đình công thông qua tổ chức công đoàn. Nếu cá nhân người lao động đơn phương ngừng việc thì thường bị coi là bỏ việc, có thể bị xử lý kỷ luật lao động tới mức sa thải. Còn các cá nhân kết hợp với nhau, cùng chung ý chí, mục đích và hành cộng ngừn việc thì được coi là đình công.
- Đình công luôn có tính tổ chức. Tính tổ chức của đình công được biểu hiện bằng sự có chủ định, có phối hợp, thống nhất về ý chí, mục đích và hành động trong phạm vi những lao động ngừng việc.
- Mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà những người thực hiện quan tâm.
Ai là người được quyền đình công
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng được quyền đình công là người lao động. Căn cứ vào điểm đ, khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
đ) Đình công.
Như vậy, người lao động có quyền đình công nhưng; những người lao động này phải cùng làm việc cho một người sử dụng lao động; thì mới có quyền đình công.
Khi nào người lao động được phép đình công
Theo khoản 2 Điều 209 và khoản 3 Điều 206 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về đình công như sau:
Điều 209. Đình công
2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.
Điều 206. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
3. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình công.
Theo quy định trên, không phải bất cứ lúc nào người lao động được phép định công; mà chỉ được đình công sau khi Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải.
Trình tự, thủ tục tiến hành đình công của người lao động
Việc đình công phải do Ban cấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động
Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.
Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.
Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:
- Phương án của Ban chấp hành công đoàn về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 213 của Bộ luật lao động;
- Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.
Ban chấp hành công đoàn quyết định thời gian, hình thức lấy ý kiến và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.
Bước 2: Ra quyết định đình công
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.
Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả lấy ý kiến đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
- Phạm vi tiến hành đình công;
- Yêu cầu của tập thể lao động;
- Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.
Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công; cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.
Bước 3: Tiến hành đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công; nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.
Bộ luật lao động nước ta chưa có qui định cụ thể nào về hình thức tiến hành đình công mà chỉ qui định những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công, chúng ta có thể hiểu rằng ngoài những hành vi này thì người lao động có thể tiến hành mọi hành vi mà luật không cấm.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
theo quy định tại khoản 2 điều 207 Bộ luật Lao động thì ” Người lao động tham gia; đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Bộ luạt lao động thì “Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này; thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.”
Tổ chức đại diện người lao động phải thực hiện nghĩa vụ báo trước; cho người sử dụng lao động khi tiến hành đình công cụ thể tại khoản 3 điều 202 quy định như sau:” Ít nhất là 05 ngày làm việc; trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo; đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”