Khi nào thì một người bị tuyên bố chết

bởi Luật Sư X
Khi nào thì một người bị tuyên bố chết

Tuyên bố cá nhân chết. Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết  và khi nào một người bị tuyên bố chết. Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này. 

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều kiện tuyên bố chết

Thủ tục tuyên bố một người là đã chết được quy định tại Chương 27 BLTTDS 2015 gồm 3 điều (từ Điều 391 đến Điều 393).

Điều 391 BLTTDS 2015 quy định về quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết. Theo đó, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự; kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS).

Điều 393 BLTTDS quy định về quyết định tuyên bố một người đã chết như sau: “Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Điều 71 BLDS 2015 quy định:

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 quy định các trường hợp người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Điều đó có nghĩa là nếu yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện của một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 nêu trên thì Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu.

Trình tự, thủ tục tuyên bố một người đã chết

Bước 1: Người có quyền, lợi ích liên quan làm đơn yêu cầu  gửi có Toà án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.

Bước 2: Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Bước 3:  Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết;

Bước 4: Khi có quyết định yêu cầu Tòa án sẽ gửi quyết định trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người yêu cầu.

Xem thêm:

Hậu quả pháp lý

Khi quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó xem như đã chết.  Lúc này, kéo theo việc “ chết về mặt pháp lý” của cá nhân là hàng loạt các vấn đề khác, liên quan đến tư cách chủ thể của người bị tuyên bố chết, liên quan đến các vấn đề xung quanh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người đó… 

Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau:

  • Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết là đã chết chấm dứt hoàn toàn. Tức là, tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó.
  • Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình của người đó đối với vợ, chồng đương nhiên chấm dứt. Các quan hệ nhân thân cũng sẽ chấm dứt khi người đó bị tuyên bố là đã chết. Và người đó sẽ được khai tử theo trình tự và thủ tục của pháp luật.
  • Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một người có hiệu lực pháp luật thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Đồng thời đó cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết hữu ích cho ban!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bị tuyên bố chết mà còn sống muốn lấy lại tài sản của mình đã bị chia có được không?

Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Người thừ kế của người bị tuyên bố chết mà biết người đó còn sống trong thời điểm tòa án tuyên bố chết bị xử lý như thế nào?

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Phân chia tài sản của người bị tuyên bố chết không có di chúc?

Tài sản của người bị tuyên bố chết sẽ được chia theo pháp luật như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm