Trong thời gian vừa qua, tình hình mưa bão, lũ lụt hết sức phức tạp, gây hậu quả nặng nề cho người dân tại khăp nơi. Thậm chí, có những cá nhân, gia đình không chỉ bị thiệt hại về tài sản mà còn chịu thiệt hại về sức koer, tính mạng con người. Để giúp đỡ những người gặp khó khăn thì nhà nước đã có những chính sách cụ thể. Vậy, bị thiên tai thì nhà nước sẽ trợ giúp thế nào?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ:
- Nghị định 136/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Gặp thiên tai là điều không ai mong muốn. Song do đặc thù về khí hậu, địa lý và cả các tác nhân do con người gây ra mà mỗi năm người dân Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều đợt thiên tai, bão lũ. Nhiều nơi, nhiều vùng chịu thiệt hại nặng nề vì thiên tai qua các năm. Thậm chí, có những địa phương mà trẻ em có thời gian chạy lũ còn nhiều hơn thời gian đến trường.
Để khắc phục khó khăn, giúp đỡ người dân bị thiên tai ổn định tình hình cuộc sống thì Nhà nước đã có những quy định cụ thể về trợ giúp xã hội đột xuất trong những trường hợp đặc biệt. Quy định này nằm trong nghị định 136/2013/NĐ-CP, trải dài từ điều 12 đến điều 17, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ lương thực
- Đối tượng: Thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, mất mùa, ….
- Mức hỗ trợ: 15 kg gạo/người/tháng
- Thời gian: Không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp
2. Hỗ trợ người bị thương nặng
- Đối tượng: Người bị thương nặng do thiên tai
- Mức hỗ trợ: Bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội, (mức chuẩn = 270.000 đồng) tương ứng với 2.700.000 đồng.
3. Hỗ trợ chi phí mai táng
- Đối tượng:
- Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó
- Mức hỗ trợ:
- Hộ gia đình: Bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (mức chuẩn = 270.000 đồng) tương ứng với 5.400.000 đồng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng: Hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội, tương ứng với 8.100.000 đồng.
4. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
- Nhà ở bị đổ, trôi, sập, cháy hoàn toàn dẫn đến không còn nơi ở:
- Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
- Mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
- Nhà ở phải di dời khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai
- Đối tượng: Hộ gia đình
- Hỗ trợ chi phí di dời nhà ở: Mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
- Nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai mà không ở được
- Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
- Hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở: Mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.
5. Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai
- Đối tượng: Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng
- Các hình thức hỗ trợ:
- Tiền ăn: Mức 40.000 đồng/người/ngày.
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
6. Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất
- Đối tượng: Hộ gia đình bị mất phương tiện, tư liệu sản xuất chính, mất việc làm do thiên tai
- Mức hỗ trợ: Tùy theo từng trường hợp có quy định riêng.
Trên đây là những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để giúp đỡ những nạn nhân đang gặp thiên tai bão lụt. Các bạn nên chia sẻ kiến thức này đến cộng đồng để hõ trợ những người có khó khăn.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102