Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?

bởi PhamThanhThuy
Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?

Chào Luật sư hiện nay quy định về việc đóng thuế đất thế nào? Mấy năm nay gia đình tôi sinh sống ở thành phố nên giao đất cho em trai tôi canh tác dùm. Em tôi còn nhỏ nên không biết về vấn đề đóng thuế đất. Tôi bị trễ thuế đất cũng đã dược 2 năm. Giờ tôi đóng thuế thì có bị phạt không? Không đóng thuế đất có sao không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Ai phải đóng thuế đất theo quy định của pháp luật?

Luật thuế quy định rõ đối tượng phải đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

  • Đối với đất nông nghiệp: Đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất trồng rừng.
  • Đối với đất phi nông nghiệp: Đất ở tại nông thôn và thành thị, đất sản xuất, kinh doanh và đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp hoặc có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp (thuộc các đối tượng nói trên) đều phải đóng thuế đất theo quy định.

Trừ các trường hợp thuộc đối tượng không phải đóng thuế hoặc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được miễn thuế thì không phải đóng thuế đất.

Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?
Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?

Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?

Sau khi tính tiền thuế đất xong, cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo đóng thuế đến từng hộ gia đình, cá nhân về số tiền, thời gian và địa điểm đóng thuế.

Trong vòng 90 ngày (kể từ ngày nhận được thông báo), người nộp thuế phải nộp đủ số thuế được ghi trong thông báo theo địa điểm. Người nộp thuế có thể chia thành 2 đợt đóng:

  • Đợt thứ 1 (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo): Nộp 50% số tiền thuế phải nộp;
  • Đợt thứ 2 (trong thời hạn 60 ngày tiếp theo): Nộp 50% số tiền thuế còn lại.

Trong thời hạn nói trên, nếu người nộp thuế không đóng thuế đất thì sẽ được xếp vào 2 trường hợp: Chậm nộp tiền thuế hoặc có hành vi trốn thuế.

Hình phạt cho người trốn thuế như thế nào?

Người nộp thuế nếu không tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế đất thì sẽ phải chịu các chế tài xử phạt nghiêm khắc. Tùy vào hậu quả để lại mà áp dụng các mức phạt khác nhau như sau:

– Phạt tiền:

  • Phạt tiền 01 lần trên số tiền mà người nộp thuế phải nộp ở lần vi phạm đầu tiên, không bao gồm các hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế hoặc người nộp thuế đã vi phạm và tái phạm lần 2 nhưng có tình tiết giảm nhẹ (ví dụ tự nguyện khai báo, hối lỗi…).
  • Phạt tiền gấp 1,5 trên số tiền mà người nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên nhưng hành vi vi phạm có các tình tiết tăng nặng (ví dụ vi phạm có tổ chức) hoặc vi phạm lần thứ 2 nhưng không đủ 2 tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị chế tài ở mức phạt cao hơn.
  • Phạt tiền gấp 02 lần số tiền vi phạm trốn thuế áp dụng đối với người nộp thuế nhưng có hành vi trốn thuế ở lần vi phạm thứ 2 và không có tình tiết giảm nhẹ; hoặc người nộp thuế vi phạm lần thứ 3 nhưng có 1 tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền gấp 2,5 lần số tiền trốn thuế khi người trốn thuế vi phạm lần thứ 2 và có tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ 3 mà không có tình tiết giảm nhẹ nào.
  • Phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế của người nộp thuế khi có lần thứ 2 vi phạm và kèm theo 2 tình tiết tăng nặng; hoặc người nộp thuế vi phạm lần thứ 3 và có tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm đến lần thứ 4.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 161 Bộ luật hình sự quy định:

  • Người nộp thuế trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm >>> Phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
  • Người nộp thuế trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này >>> Phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Người nộp thuế phạm tội trốn thuế với số tiền từ 600 triệu đồng trở lên hoặc trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác >>> Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 3 lần số tiền trốn thuế.

Thẩm quyền xử phạt khi không đóng thuế đất thuộc về ai?

Điều 14 Nghị định 129 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế như sau:

– Công chức thuế có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 1 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.

– Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 5 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.

– Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định này.
  • Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10, 11 và Điều 12 Nghị định này.

– Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 140 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định này.
  • Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10, 11 và Điều 12 Nghị định này.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 200 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định này.
  • Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10, 11 và Điều 12 Nghị định này.

 Nguyên tắc tính thuế đất hiện nay ra sao?

… 1.3. Trường hợp trong năm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi.

Trường hợp trong năm phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá 1m² đất tính thuế) thì số thuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh sự thay đổi”.

Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định về nguyên tắc khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

“Người nộp thuế có trách nhiệm khai chính xác vào Tờ khai thuế các thông tin liên quan đến người nộp thuế như: Tên, số CMT, mã số thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế; các thông tin liên quan đến thửa đất chịu thuế như diện tích, mục đích sử dụng. Nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì phải khai đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận như số, ngày cấp, số tờ bản đồ, diện tích đất, hạn mức (nếu có)…”.

Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?
Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Không đóng thuế đất có sao không theo quy định?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào phát sinh nghĩa vụ nộp thuế đất?

 Cả 2 đều nằm trong đối tượng mà các tổ chức, cá nhân sau khi sử dụng phải đóng thuế. Theo luật định, việc đóng thuế sử dụng đất sẽ phát sinh với một số điều kiện sau:
Đóng thuế sử dụng đất hàng năm do các cá nhân và tổ chức đã được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng hoặc do người đang sử dụng thực hiện.
Loại đất mà các tổ chức, cá nhân sử dụng nằm trong đối tượng luật pháp ghi nhận là đối tượng phải đóng thuế.

Các loại đất nào không phải đóng tiền thuế sử dụng đất hàng năm?

+ Đồng cỏ tự nhiên, đất có rừng, các loại đất chuyên dùng hoặc đất ở thuộc nhóm đất nông nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp nhưng không sử dụng vào việc kinh doanh mà sử dụng vì cộng đồng, đất dùng làm nghĩa trang, từ đường, xây trụ sở,….

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính như thế nào?

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = “Giá tính thuế  x Thuế suất
Trong đó:
– Giá thuế được tính theo công thức: “Diện tích đất tính thuế x 1m2 đất
+ Diện tích đất tính thuế được tính là diện tích người sử dụng đất đang sử dụng được quy định theo luật.
+ 1m2 đất: Do Ủy ban tỉnh quy định, 5 năm điều chỉnh 1 lần.
– Thuế suất: Căn cứ tính thuế sử dụng với đất phi nông nghiệp được quy định theo Luật.
+ Mức thuế 0.03%: Áp dụng với những trường hợp như phần đất nằm trong hạn mức, đất ở gắn với nhà nhiều tầng, nhiều hộ hoặc các công trình mặt đất; đất dùng kinh doanh, sản xuất, đất trong dự án đầu tư phân kỳ.
+ Mức thuế suất 0,07%: Áp dụng với những trường hợp đất vượt chưa quá 3 lần hạn mức.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm