Ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào?

bởi ThuHa
Ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào?

“Xin chào luật sư. Hiện tại tôi đang được cử làm đại diện cho một nhóm các bạn sinh viên khác ký hợp đồng lao động với nhà tuyển dụng. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay, ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào? Điều kiện để thực hiện việc ký kết hợp đồng này quy định ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào?

Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động, quy định tại như sau:

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động“.

Bên cạnh đó, Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về việc đại diện theo uỷ quyền như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự 2015:

  • Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  • Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
  • Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào?
Ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào?

Ký hợp đồng với người đại diện cho nhóm người lao động cần lưu ý những điều kiện gì?

Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với người đại diện cho một nhóm người lao động làm công việc mùa vụ phải đáp ứng các điều kiện  sau:

  • Những người lao động trong nhóm phải là người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người đại diện cho nhóm ký hợp đồng lao động phải là người lao động trong nhóm và phải đúng là người được những lao động còn lại của nhóm uỷ quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động. Uỷ quyền hợp pháp là uỷ quyền tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
  • Hợp đồng lao động được ký kết là loại hợp đồng xác định thời hạn và phải bằng văn bản.
  • Phải có danh sách của nhóm người lao động, trong đó ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động đi kèm hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động được ký với người đại diện cho một nhóm người lao động đương nhiên sẽ phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng lao động ký với từng cá nhân người lao động. Các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động có thể đến từ các yếu tố như: Người đại diện ký kết hợp đồng lao động không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định của pháp luật hoặc không có đủ năng lực, hành vi, dân sự hoặc không được ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng; công việc, điều kiện làm việc của mỗi người trong nhóm có thể khác nhau, trình độ, năng lực thực hiện công việc khác nhau, vì thế tiền lương, BHXH… của họ cũng khác nhau; quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người đại diện ký kết hợp đồng lao động và từng thành viên trong nhóm khi phát sinh tranh chấp, v.v. Vì vậy, nội dung các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động cũng phức tạp hơn nhiều. Các rủi ro trên còn có thể dẫn đến HĐLĐ bị vô hiệu. Khi đó, mọi quyền lợi và trách nhiệm của chủ thể sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Ký hợp đồng với một người đại diện cho một nhóm người như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch xây dựng; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có thể ủy quyền người khác ký hợp đồng lao động được không?

Căn cứ điểm d Điều 18 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động cũng được ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng.

Đại diện theo ủy quyền có được ký kết hợp đồng trong doanh nghiệp không?

Tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, mọi thành viên trong công ty đều có thể nhân danh công ty ký kết các hợp đồng với điều kiện, phải có văn bản uỷ quyền của doanh nghiệp cho cá nhân đó tham gia ký kết hợp đồng. Văn bản uỷ quyền phải quy định rõ phạm vi và đối tượng được uỷ quyền.

Việc thanh toán lương cho người lao động thông qua người đại diện có được không?

Trường hợp của công ty người đội trưởng là thành viên trong nhóm người lao động thuê khoán được ủy quyền đứng ra ký kết hợp động lao động theo mùa vụ đáp ứng theo khoản 2 điều 19 Bộ luật lao động 2019 thì không trái với quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm