Hợp đồng bị vô hiệu là gì? Hợp đồng bị vô hiệu khi nào?

bởi Luật Sư X
Hợp đồng là gì? Hợp đồng vô hiệu khi nào theo quy định của pháp luật?

Mọi tranh chấp trong các giao dịch dân sự hiện nay thường xuất phát từ việc hợp đồng thỏa thuận của các bên không rõ ràng, thậm chí là giao dịch không có hợp đồng. Và trong nhiều trường hợp, hợp đồng bị tuyên vô hiệu do nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ làm rõ về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Hợp đồng là chế định có từ lâu đời và rất quan trọng trong pháp luật dân sự. Nó là nền tảng để điều chỉnh các hành vi có liên quan trong giao dịch dân sự giữa các bên trong đời sống xã hội. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ở đây hợp đồng được hiểu là 1 dạng của giao dịch dân sự trên thực tế. Trong đó cần lưu ý “hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên”. Tức là tối thiểu 2 bên; hoặc nhiều hơn 2 bên trong trong việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định hiện hành, hợp đồng bị vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thực quy định pháp luật. Hay nói cách khác, đây là loại hợp đồng không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách biểu hiện ra bên ngoài về mặt hữu hình có thể nhìn thấy được; hoặc có thể nghe được.

Ví như: Trường hợp ông A đem mít bán/cho ông B có thể được thực hiện bằng lời nói mà vẫn đảm bảo tính pháp lí. Còn trường hợp giữa anh A, anh B và chị C về việc hợp tác kinh doanh quán trà sữa. Theo quy định của pháp luật cần phải lập thành văn bản.

Còn trường hợp hợp đồng thông qua phương tiện điện tử có thể hiểu đơn giản là qua email, fax..v.v. Ví dụ dễ thấy nhất là hợp đồng lắp đặt internet hiện nay thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng điện tử (nhân viên cho bạn ký ngay trên điện thoại)

Các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu theo quy định của pháp luật

Trong thực tế đời sống có rất nhiều trường hợp. Các bên thực hiện giao dịch dân sự không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để rồi khi đưa vụ việc ra Toà án thì giao dịch bị tuyên là vô hiệu. Theo đó, Bộ luật dân sự quy định các trường hợp giao dịch bị xem là vô hiệu bao gồm:

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Ví dụ: vi phạm điều cấm như mua bán bò tót (bò tót là loại thuộc danh mục động vật quý hiếm); mua bán súng (súng quân dụng); lập hợp đồng để cùng nhau khiến vợ chồng người khác ly hôn.v.v

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do giả tạo 

Ví dụ: Vì sợ A siết nợ mình nên B đã làm hợp đồng tặng cho chiếc xe máy của mình cho C. Dù trên thực tế là B đã bán xe cho C chứ không phải tặng cho.

Hợp dồng dân sự bị vô hiệu do người không đủ điều kiện thực hiện theo quy định pháp luật

Người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Ví dụ: A 20 tuổi nhưng có vấn đề về thần kinh (đã được toà ra quyết định). Nên đã lấy chiếc điện thoại Huawei của chị mình đi bán cho B để đổi lấy 2 trái bắp. Khi ấy giao dịch giữa A và B là vô hiệu do A  là người mất năng lực hành vi dân sự.

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do bị nhầm lẫn

Ví dụ: A bán cho B cái điện thoại với giá 5.900.000 đồng. Nhưng khi ghi trên bao bì phía ngoài gói hàng thì ghi thiếu số 0 nên người giao hàng chỉ thu của B số tiền là 590.000 đồng. Do A có lưu lại tin nhắn thoả thuận của 2 bên trước đó  bán với giá 5.900.000 đồng nên nếu yêu cầu ra Toà thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu.

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do bị  đe doạ, lừa dối, cưỡng ép

Ví dụ: Trường hợp này rất dễ thấy như xiết nợ cho tiền góp. Chiếc điện thoại Iphone X của A có giá 20 triệu nhưng B đã ép A bán lại cho B chỉ với giá 10 triệu đồng. Nếu không đồng ý bán với giá đó sẽ bị B đánh bầm hai con mắt.

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Ví dụ: A bị động kinh (1 dạng bệnh lí bộc phát tuỳ thời điểm. Khi hết lên cơn thì sẽ trở lại trạng thái bình thường) nên bị B tranh thủ lúc A lên cơn đã gạ A bán chiếc nhẫn vàng đang đeo với giá thấp hơn giá trị thật. Về nhà vợ của A phát hiện và hỏi thì A  nói là đã bán cho B trong lúc anh bắt đầu lên cơn. Giao dịch trong trường hợp này bị xem là vô hiệu

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do không tuân thủ về hình thức

Một số hợp đồng theo quy định của pháp luật phải được lập bằng văn bản; và phải được công chứng thì mới đảm bảo giá trị pháp lí. Ví dụ: Năm 2019 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà A kí với B chỉ được viết tay và không có công chứng. Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật Đất đai thì hợp đồng trong trường hợp này sẽ vô hiệu.

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Điều này được hiểu là nội dung của hợp đồng giao dịch có đối tượng không thể thực hiện được trên thực tế. Nhưng khi giao kết các bên hoàn toàn không thể biết được. Nếu trường hợp 1 bên biết trước. Nhưng vẫn cố tình giao kết hợp đồng thì trường hợp này sẽ là vô hiệu do bị lừa dối.

Ví dụ: A hợp đồng cho B thuê khoán 2ha(hecta) diện tích đất canh tác với toàn bộ cây ăn trái đang đến mùa thu hoạch. B có toàn quyền định đoạt toàn bộ hoa lợi, lợi tức (trái cây) từ khu vườn này. Theo thoả thuận thì sáng mai sẽ cho B tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên đến tối hôm đó thì có 1 trận lốc xoáy kéo đến làm toàn bộ vườn cây ăn trái bị tan nát.

Trên thực tế một hợp đồng có thể vô hiệu toàn phần hoặc chỉ vô hiệu 1 phần. Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan. Theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Hợp đồng là gì? Hợp đồng vô hiệu khi nào theo quy định của pháp luật? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng như hợp đồng dịch vụhợp đồng hợp tác kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline:  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là gì?

Đây là loại hợp đồng có toàn bộ nội dung bị tuyên bố là vô hiệu. Một số hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ khi chỉ 1 phần nội dung vô hiệu. Nhưng đó lại là phần nội dung quan trọng; ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. 

Hợp đồng vô hiệu từng phần là gì?

Khác với hợp đồng vô hiệu toàn phần. Hợp đồng vô hiệu từng phần chỉ có 1 phần nội dung vô hiệu; không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn có hiệu lực và các bên vẫn có thể thực hiện theo thỏa thuận với những phần nội dung có hiệu lực. 

Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là gì?

Từ các quy định tại BLDS 2015 có thể thấy. Để hợp đồng có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự; phù hợp với giao dịch đang được thỏa thuận, xác lập.
– Các bên hoàn toàn tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng
– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm các điều cấm của Luật; không trái với đạo đức xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm