Bảo hiểm xã hội là một trong những sự bảo đảm an toàn tốt nhất trong việc thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ không may bị giảm hoặc mất đi thu nhập của mình do ốm đau, thai sản hoặc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội của đảm bảo, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không may chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy theo quy định hiện nay, người lao động sẽ phải làm việc trong bao lâu mới được hưởng BHXH? Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH hay không?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về thời gian đóng và mức hưởng BHXH
Căn cứ theo Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội đối với mức đóng, mức hưởng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH không?
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện được áp dụng chế độ BHXH cho các đối tượng tham gia khi chưa đóng đủ 12 tháng trong trường hợp chế độ ốm đau (tại Điều 25); tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tại Điều 43 và Điều 44) và chế độ thai sản (tại Điều 31), cụ thể các đối tượng sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Ngoài ra, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn được áp dụng với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Điều kiện được hưởng BHXH khi đi làm chưa đủ 12 tháng
Đối tượng người lao động khi tham gia BHXH chưa đủ 12 tháng sẽ được hưởng chế độ ốm đau BHXH khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Điều kiện hưởng chế độ ốm đau (Điều 25 Luật BHXH năm 2014)
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
– Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (Điều 43 Luật BHXH năm 2014)
+ Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp nêu trên
– Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp (Điều 44 Luật BHXH năm 2014)
+ Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh trong trường hợp nêu trên
– Điều kiện hưởng chế độ thai sản (Điều 31 Luật BHXH năm 2014)
Riêng đối với chế độ thai sản, đối tượng được hưởng BHXH đối với chế độ thai sản, ngoài các đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 thì trong trường hợp này còn cần phải đáp ứng thêm các điều kiện về thời gian đóng BHXH cụ thể để được hưởng chế độ thai sản như sau:
+ Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
+ Người lao động thuộc các đối tượng sau phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Người lao động là lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
+ Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật bảo hiểm Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ làm đơn ly hôn đơn phương. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm qđ như thế nào?
- Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Theo quy định tại Điều 46 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng trợ cấp lần 1 từ BHXH khi làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng BHXH mà bị tai nạn được quy định như sau?
“Điều 46. Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị“
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2; mục 2 chương II quy định về chế độ thai sản của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động đi làm chưa đủ 12 tháng nghỉ sinh con 4 tháng vẫn được hưởng BHXH.