Sử dụng đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng nông thôn bởi nó tạo ra lượng nông sản như lương thực, thực phẩm liên quan trực tiếp tới thu nhập và đời sống của người nông dân. Bên cạnh đó, sử dụng đất nông nghiệp còn góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững. Hiện nay, có rất nhiều hộ dân đang hoặc đã xây dựng nhà ở, nhà xưởng, nhà chăn nuôi với nhiều loại hình thức khác nhau như nhà ghép, nhà bê tông,…trên phần đất nông nghiệp. Vậy Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Đất nông nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành thì đất nông nghiệp được giao cho người dân phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất có đặc thù giống nhau là tư liệu sản xuất chính cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..vv.. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế được của ngành nông- lâm nghiệp, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất.Đất nông nghiệp tham gia vào các ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi.
Đất nông nghiệp được hiểu một cách đơn giản là loại đất có mục đích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Đây là cách gọi loại đất theo mục đích sử dụng đất.
Phân loại các loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp được chia thành nhiều loại đất khác nhau bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: là đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, gồm có đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp: Là bộ phận đất nông nghiệp vô cùng quan trọng, bao gồm: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất từng sản xuất. Đất lâm nghiệp được quy định trong luật đất đai là loại đất được nhà nước giao cho cho các tổ chức, các bên quản lý với mục đích bảo tồn và phục hồi rừng một cách tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: hiểu nôm na là các loại đất có mặt nước như ao, hồ, sông, ngòi, hoặc đất có mặt nước ven biển, ven sông chuyên dùng để nuôi trồng các sản phẩm thủy, hải sản.
- Đất làm muối: Là đất được quy hoạch để trở thành các ruộng làm muối, được chia ra thành đất làm muối với quy mô công nghiệp và đất làm muối với quy mô thủ công.
- Đất nông nghiệp khác là gì? Khái niệm “đất nông nghiệp khác” được định nghĩa theo Luật Đất đai năm 2013 như sau: là một tiểu loại của đất nông nghiệp, có ký hiệu (NKH), bao gồm:
+ “Đất sử dụng để xây dựng nhà kính, các loại nhà khác nhằm mục đích phục vụ trồng trọt.
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh”.
Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không?
Theo Điều 6, luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Do đó, đất đang sử dụng là đất nông nghiệp thì chỉ được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Bạn muốn xây dựng nhà ở thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là trái quy định của pháp luật.
Để có thể chuyển thành công đất nông nghiệp sang đất thổ cư, bạn cần được cho phép từ Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương). Đây là quy định dựa vào điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn làm thủ tục chuyển đất từ nông nghiệp sang thổ cư đều được chấp thuận. Bởi, hàng năm, UBND đều có kế hoạch cho việc sử dụng đất (kế hoạch này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt), UBND sẽ căn cứ vào đó để quyết định được chuyển hay không.
Theo đó thì hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.
Làm thế nào để xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp?
Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
“…d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.”
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu được UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất cho phép.
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BTNMT bao gồm
1. Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Nơi nộp hồ sơ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013 và điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 thì thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất là: Phòng tài nguyên và môi trường huyện nhận hồ sơ và trả kết quả.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, cấp lại sổ đỏ khi bị mất…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thuế phi nông nghiệp khi chuyển nhượng
- Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ bao gồm: đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bản vẽ thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ được nộp tại phòng Tài nguyên và môi trường của địa phương bạn sống
Cơ quan tiếp nhận: Phòng Tài nguyên và Môi trường của địa phương nơi bạn sống
Thời hạn xử lý hồ sơ: tối đa 15 ngày
Có thể hiểu, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng để sản xuất, canh tác nông nghiệp, trong cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
Sự khác biệt giữa đất ở và đất nông nghiệp có thể nói nôm na là đất ở là đất để ở, đất nông nghiệp là đất để làm nông.
Nhà lắp ghép là loại nhà được tạo nên từ việc lắp ráp các vật liệu nhẹ như gạch AAC, gỗ, bê tông nhẹ EPS với khung thép nhẹ. Mẫu nhà này có đầy đủ các bộ phận như một ngôi nhà thông thường: tường, mái, trần, cột, sàn. Bên cạnh đó, nhà lắp ghép có khả năng cách nhiệt, cách âm khá tốt, phù hợp với mục đích sử dụng của người ở.