Làm part time có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?

bởi Hoàng Hà

Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên; thậm chí là là học sinh làm các công việc part time (bán thời gian) để có thêm thu nhập; giúp trang trải nhu cầu cá nhân. Đây là điều rất đáng được hoan nghênh. Nhưng một vấn đề quan trọng khi làm việc; để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đó là đóng bảo hiểm xã hội. Vậy làm part time thì có được đóng bảo hiểm xã hội hay không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019
  • Luật bảo hiểm xã hội
  • Nghị định 38/2019/NĐ-CP
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/07/2014

Nội dung tư vấn

Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với công việc part time phụ thuộc vào hợp đồng lao động

Làm part time hay làm bán thời gian là làm những công việc không trọn vẹn toàn bộ thời gian như người lao động bình thường. Thời gian ngắn hơn, lượng công việc ít hơn. Nhưng quyền lợi của người lao động làm part time vẫn phải được đảm bảo (điều 34 bộ luật lao động)

Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian

1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày; hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành; hoặc quy định của người sử dụng lao động.

2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian; khi giao kết hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian; quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Đóng bảo hiểm là một quyền lợi của người lao động; nên người lao động bán thời gian cũng sẽ có quyền lợi này.

Mời bạn đọc tham khảo:

Điều kiện để được đóng BHXH

Đối tượng được đóng BHXH

Vậy điều kiện để người lao động part time được đóng BHXH là gì? Luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng BHXH như sau

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Các trường hợp không được đóng BHXH

Ngoài ra, Luật BHXH cũng quy định về trường hợp không đóng BHXH:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội; trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, sẽ có 2 trường hợp mà người lao động part time không được đóng BHXH:

  • Hợp đồng lao động dưới 01 tháng thì không phải tham gia BHXH bắt buộc.
  • Hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người lao động không làm việc; và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Ngoài ra, còn một trường hợp nữa mà người lao động part time không đóng BHXH. Nếu điều kiện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về thời hạn hợp đồng nhưng mức lương lại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng thì người lao động cũng không được đóng BHXH:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Nói tóm lại, cho dù là làm part time thì bạn vẫn có thể được đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng, mà cụ thể là thời hạn và mức lương. Trên thực tế, quyền lợi này thường bị chủ lao động bỏ qua và người lao động, thường là các ban sinh viên cũng chấp nhận như vậy.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức đóng bảo hiểm xã hội nếu làm part time là bao nhiêu?

Nếu ký hợp đồng lao động với người lao động trong 03 tháng và mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì mức đóng tùy từng trường hợp.

Trường hợp làm part time đủ điều kiện mà không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm thì cần làm gì?

Trường hợp người lao động đủ các điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên nhưng người sử dụng lao động không tham gí đóng cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại hoặc gửi đơn nhờ sự hỗ trợ từ Công đoàn.

Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người làm part time thì có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Nếu chủ doanh nghiệp có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc đóng xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.

Nếu thời gian nghỉ quá 15 ngày so với người làm việc bình thường thì có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Câu trả lời là không. Nếu người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn lại dưới 14 ngày làm việc trong một tháng so với người làm việc toàn thời gian cố định thì mới được đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm