Làm thời vụ có cần hồ sơ không?

bởi Anh
Làm thời vụ có cần hồ sơ không?

Các công việc thời vụ hiện nay rất phổ biến và phù hợp với nhiều người. Phần lớn người lao động tham gia vào công việc thời vụ nhưng không thật sự hiểu về các vấn đề liên quan tới công việc này. Vậy công việc thời vụ là gì? Làm thời vụ có cần hồ sơ không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

Căn cứ pháp lý

Việc làm thời vụ là gì?

Viêc làm thời vụ là những người lao động thực hiện công việc mang tính thời vụ. Các công việc này thường kéo dài trong khoảng thời gian 3-6 tháng hoặc dài hơn theo tính chất của từng công việc và quy định công ty. Trong luật lao động có quy định rõ, thời gian làm việc thời vụ sẽ dưới 12 tháng.

Công việc thời vụ thường mang tính phổ thông. Nó phù hợp cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, người có thời gian rảnh, nghỉ hè, tìm thêm việc để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, học phí…

Những quy định về việc làm thời vụ

Tại Điều 20 Bộ luật Lao động chỉ ghi nhận 02 loại hợp đồng:

(i) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

(ii) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, nếu cần sử dụng lao động làm công việc thời vụ, các bên phải tiến hành ký hợp đồng lao động có thời hạn. Thời hạn cụ thể của hợp đồng này vẫn do người lao động và người sử dụng tự thỏa thuận: 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng,… nhưng không quá 36 tháng.

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng một trong các hình thức sau:

(i) Bằng văn bản.

(ii) Bằng thông điệp dữ liệu.

(iii) Bằng lời nói.

Hợp đồng thời vụ cũng là hợp đồng lao động nên bắt buộc phải có đủ các nội dung chủ yếu được nêu tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động gồm:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Làm thời vụ có cần hồ sơ không?
Làm thời vụ có cần hồ sơ không?

Làm thời vụ có cần hồ sơ không?

Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động có nêu rõ nội dung ” Hợp đồng thời vụ cũng là hợp đồng lao động ” nên bắt buộc phải có đủ các nội dung chủ yếu:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

Vậy làm thời vụ có cần hồ sơ không? Mặc dù đây là hợp đồng lao động ngắn hạn khác với hợp đồng làm lâu dài nên không nhất thiết phải làm đầy đủ tất cả toàn bộ hồ sơ như việc làm dài hạn mà hồ sơ chỉ cần CCCD/ CMND/ hộ chiếu là có thể đăng kí việc làm thời vụ tại một công ty/ doanh nghiệp/ đơn vị sản xuất rồi.

Điều kiện ký hợp đồng thời vụ

Việc đầu tiên cần làm để xác định điều kiện ký kết hợp đồng lao động thời vụ là nắm rõ tính chất công việc. Đối với các công việc có tính thời thụ, không thường xuyên và có thời gian làm dưới 12 tháng, người lao động sẽ được ký hợp đồng thời vụ.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật lao động 2012, đối với các công việc mang tính thường xuyên có thời gian từ 12 tháng trở lên không được phép ký hợp đồng thời vụ. Ngoại trừ các công việc không thường xuyên, dưới 12 tháng sau:

  • Tạm thay thế vị trí của người lao động nghỉ chế độ thai sản hoặc đi nghĩa vụ quân sự.
  • Người lao động ốm, tai nạn, đang trong thời gian tạm nghỉ dưỡng.

Đối với người sử dụng lao động, tuyển lao động thời vụ vi phạm quy định, sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 1, Điều 5 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP. Mức phát giao động trong khoảng 500 ngàn đồng đến 20 triệu đồng tùy theo mức độ, số lượng lao động vi phạm.

 Hình thức, thời hạn hợp đồng thời vụ

Theo khoản khoản 2 Điều 12 của Luật Lao động 2012, đối với công việc tạm thời dưới 3 tháng được phép ký kết hợp đồng lao động thông qua lời nói, không cần giấy tờ. Các công việc từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải ký bằng hình thức văn bản.

Sau 30 ngày, kể từ khi Hợp đồng thời vụ hết bạn, người sử dụng lao động bắt buộc phải kí kết tiếp hợp đồng mới. Nếu không thực hiện, bản hợp đồng này sẽ trở thành Hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng.

Tại Luật lao động hiện hành không có quy định về số lần ký hết Hợp đồng lao động thời vụ. Do đó, người sử dụng lao động chỉ cần đảm bảo tổng thời gian ký kết trong một năm không vượt quá 12 tháng. Trong trường hợp các tổng các lần ký kết trong năm lớn hơn sẽ được chuyển thành Hợp đồng lao động thường xuyên.

Chính sách Bảo hiểm xã hội cho Hợp đồng thời vụ

Tại Điểm a, b Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định bắt các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không thời hạn, có thời hạn hoặc mùa vụ có thời gian từ 3 tới 12 tháng. Bao gồm cả Hợp đồng lao động ký kết với người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.
  • Người lao động thực hiện hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng.

Những người lao động dù làm việc trong thời gian ngắn nhưng từ 1 tháng trở lên đều cần phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nội dung của hợp đồng lao động thời vụ

Trong hợp đồng cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo Luật lao động, các nội dung bắt buộc phải có trong các Hợp đồng lao động bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của đơn vị / người sử dụng lao động / người đại diện hợp pháp
  • Thông tin của người lao động bao gồm tên tuổi, năm sinh, nơi ở, CMND… 
  • Công việc và địa điểm làm việc
  • Thời hạn của hợp đồng
  • Mức lương, thời hạn, hình thức trả lương… 
  • Chế độ nâng lương, bậc lương
  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Chế độ bảo hộ lao động
  • Các loại bảo hiểm xã hội và y tế
  • Chế độ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề

Làm gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thời vụ?

Trong một vài trường hợp, người lao động buộc phải đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động thời vụ. Lúc này, họ cần thực hiện theo các quy định tại Điều 37 của Luật lao động 2012 để đảm bảo các quyền lợi của bản thân. 

Việc đầu tiên cần làm là người lao động phải thông báo trước cho người sử dụng lao động trong thời hạn được quy định tại Hợp đồng. Tùy theo từng trường hợp sẽ quy định các loại hồ sơ, đơn xin nghỉ khác nhau.

Báo trước 3 ngày làm việc

  • Không được nhận công việc, địa điểm làm theo nhu cầu.
  • Không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận
  • Tiền lương, thời hạn trả lương không đúng theo thỏa thuận
  • Người lao động bị ngược đãi, quấy rối, đau ốm không có khả năng lao động…
  • Gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục làm việc
  • Trường hợp thai sản, phụ nữ mang thai

Các trường hợp khác

Dưới đây là các trường hợp khác người lao động thời vụ cần lưu ý:

  • Trường hợp thai sản: Lao động nữ mang thai cần được nghỉ ngơi. Cần báo trước thời hạn để bên sử dụng lao động sắp xếp công việc.
  • Trường hợp lao động đơn phương hủy hợp đồng trước thời hạn sẽ bị hủy các quyền lợi về trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cần thông báo trước ít nhất 3 ngày làm việc theo Luật lao động.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Làm thời vụ có cần hồ sơ không?“. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp,tra cứu quy hoạch xây dựng , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ của người lao động thời vụ cần tối thiểu những giấy tờ nào?

 Hợp đồng thời vụ là hợp đồng lao động ngắn hạn khác với hợp đồng làm lâu dài nên không nhất thiết phải làm đầy đủ tất cả toàn bộ hồ sơ như việc làm dài hạn mà hồ sơ chỉ cần CCCD/ CMND/ hộ chiếu là có thể đăng kí việc làm thời vụ tại một công ty/ doanh nghiệp/ đơn vị sản xuất rồi.

Điều kiện để kí hợp đồng thời vụ?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật lao động 2012, đối với các công việc mang tính thường xuyên có thời gian từ 12 tháng trở lên không được phép ký hợp đồng thời vụ. Ngoại trừ các công việc không thường xuyên, dưới 12 tháng sau:
Tạm thay thế vị trí của người lao động nghỉ chế độ thai sản hoặc đi nghĩa vụ quân sự.
Người lao động ốm, tai nạn, đang trong thời gian tạm nghỉ dưỡng.
Đối với người sử dụng lao động, tuyển lao động thời vụ vi phạm quy định, sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 1, Điều 5 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP. Mức phát giao động trong khoảng 500 ngàn đồng đến 20 triệu đồng tùy theo mức độ, số lượng lao động vi phạm. 

Số lần kí kết hợp đồng thời vụ tối đa?

Tại Luật lao động hiện hành không có quy định về số lần ký hết Hợp đồng lao động thời vụ. Do đó, người sử dụng lao động chỉ cần đảm bảo tổng thời gian ký kết trong một năm không vượt quá 12 tháng. Trong trường hợp các tổng các lần ký kết trong năm lớn hơn sẽ được chuyển thành Hợp đồng lao động thường xuyên.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm