Làm việc không đúng hợp đồng có được nghỉ theo quy định ?

bởi Hoàng Hà
Làm việc không đúng hợp đồng có được nghỉ theo quy định ?

Nhiều trường hợp ký kết hợp đồng nhưng công việc thực tế làm lại không phải như vậy. Mặc dù thế nhưng vì sợ mất việc, nhiều người chấp nhận làm nhưng công việc không đúng như ký kết ban đầu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì trường hợp Làm việc không đúng hợp đồng có được nghỉ ? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Người sử dụng lao động được quyền chuyển đổi công việc

Việc ký kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận với nhau về tiền lương, cách thức trả lương, … và công việc thực hiện. tuy nhiên, vì một số lý do chính đáng, người sử dụng lao động cũng được quyền chuyển đổi công việc của người lao động và được pháp luật cho phép. Cụ thể tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 có 4 trường hợp sau: 

  • Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh: Nếu vì lý do này mà việc chuyển đổi công việc người lao động thì pháp luật cho phép. 
  • Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 
  • Sự cố điện, nước;
  • Do nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Tất cả lý do trên đều đa phần vì những lý do bất khả kháng mà buộc người sử dụng lao động chuyển đổi công việc của người lao động. Ngoài 4 lý do đó thì người sử dụng lao đông không được quyền chuyển đổi công việc. Bên cạnh đó, để được chuyển công việc thì công việc đó phải phù hợp với sức khoẻ; giới tính của người lao động; và thời gian làm việc không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm.

Cụ thể hóa như sau: 

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai; hoả hoạn; dịch bệnh; áp dụng biện pháp ngăn ngừa; khắc phục tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất; kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm; trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc; thông báo rõ thời hạn làm tạm thời; và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Theo đó, trước khi chuyển, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cho người lao động biết trước; ít nhất 03 ngày làm việc; thông báo rõ thời gian làm việc cho người lao động được biết. 

Người lao động có được từ chối khi phải làm việc không đúng hợp đồng?

Như đã phân tích ở trên, có 4 trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền chuyển người lao động sang làm việc khác; và pháp luật bảo vệ 4 trường hợp này. Nói vậy có nghĩa là, người lao động buộc phải thực hiện theo sự phân công của người sử dụng lao động; trong việc chuyển giao công việc nếu thuộc 4 trường hợp trên. Tuy nhiên, thời hạn làm chỉ kéo dài tối đa tối đa 60 ngày cộng dồn trong một năm. Nếu muốn nhiều hơn thời gian này thì người lao động phải đồng ý mới được. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải thông báo về việc chuyển công việc; thời gian và thời hạn. 

Như vậy, nếu việc chuyển giao có vi phạm về mặt thông báo, thời hạn làm kéo dài hơn 2 tháng làm việc thì người lao động có quyền từ chối hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 37 Luật lao động 2012: 

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Hotline:  0833102102

Câu hỏi liên quan

NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải TRẢ trợ cấp thôi việc cho NLĐ?

Căn cứ điều 46 bộ luật lao động 2019 thì trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ phải tiến hành trả trợ cấp thôi việc. Trừ trường hợp pháp luật quy định NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Người lao động đang có thai thì người sử dụng lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu doanh nghiệp không ?

Theo quy định tại khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng đối với “Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Làm thế nào để biết trợ cấp mất việc của mình là bao nhiêu ?

Theo quy định tại khoản 3 điều 47 tiền trợ cấp thôi việc là mức lương bình quân 6 tháng gần nhất của người lao dộng * thời gian làm việc thực tế tại công ty.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm