Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không?

bởi Liên
Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không

Nhu cầu thêm của học sinh, sinh viên, phụ nữ có con nhỏ, người lớn tuổi ngày một tăng cao. Đa số mọi người thường có xu hướng lựa chọn những công việc mang tính chất part-time, làm theo giờ vì những công việc này thường không có thời gian cố định, có thể xoay ca linh hoạt nên rất thuận tiện cho việc vừa có thể đi làm kiếm thêm thu nhập, vừa có thể làm được cả những công việc riêng của cá nhân. Tuy vậy nhiều người vẫn thắc mắc liệu rằng tiền công đi làm theo giờ của mình có bị trừ vào tiền bảo hiểm không? Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn trên cơ sở là các quy định hiện hành của pháp luật

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Làm việc theo giờ được pháp luật quy định như thế nào?

Làm việc theo giờ hay còn được mọi người nhắc tới theo cách nói thông thường là làm part-time. Đây là những công việc làm thêm bán thời gian, làm việc không trọng thời gian, làm việc với thời gian linh động.

Thời gian thường không cụ thể, cố định mà phụ thuộc vào mục đích của người đi làm hoặc theo nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động

Căn cứ tại Điều 32 Bộ luật lao động năm 2019, làm việc không trọn thời gian được quy định như sau:

– Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

– Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

– Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2015 quy định đối với mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp liên quan đến làm việc theo thời gian như sau:

“3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên có thể xác định các đối tượng là người làm việc ký kết theo hợp đồng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Làm việc lý hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng

– Làm việc trong thời gian hợp đồng thử việc

– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Như vậy có thể thấy, đối với trường hợp là việc theo thời gian thì  thời gian làm việc thường sẽ không cụ thể, cố định, số ngày là việc trong tháng có thể ít hơn 14 ngày hoặc có thể hơn nên có thể xếp vào trường hợp làm việc lý hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng và người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Theo đó, làm việc theo giờ sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không
Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019 thì theo đó, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

  • Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

– Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2012, pháp luật quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề dịch vụ tư vấn luật bảo hiểm đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Liên hệ

Vấn đề “Làm việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hồ sơ thủ tục ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Làm việc theo giờ có được đóng bảo hiểm không?

Theo quy định thì làm việc theo giờ không phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối với trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

Mức đóng bảo hiểm làm việc theo giờ là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm