Lấn chiếm đất sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng

bởi Luật Sư X
lấn chiếm đất

Lấn chiếm đất là một hiện tượng không còn quá xa lạ. Mặc dù đã quy định về xử phạt, nhưng hành vi này vẫn ngang nhiên diễn ra. Nghị định 91/2019/NĐ-CP vừa mới ban hành đã có quy định mới về mức xử phạt cho hành vi vi phạm này. Theo đó, người vi phạm có thể bị xử phạt 1 tỷ đồng.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đất lấn chiếm là gì?

Theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới; hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng; mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Cụ thể, lấn hiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

Quy định về xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất

Quy định cũ đã hết hiệu lực

Tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) trước đây; cũng có những mức xử phạt nhất định cho hành vi lấn, chiếm đất. Tuy nhiên mức xử phạt vẫn chưa cao và dường như chưa đủ sức răn đe.

Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn; chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở. Và kèm theo thêm các biện pháp khắc phục hậu quả.

Quy định về xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai hiện nay

Nhưng đến với nghị định 91/2019/NĐ-CP; quy định tại Khoản 3 Điều 14; hành vi vi phạm này được quy định với khung hình phạt cao hơn; với sự chi tiết và rõ ràng hơn. Quy định được cụ thể hóa như sau:

Điều 14. Lấn, chiếm đất

… 3,Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;


b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;


c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;


d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;


đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;


e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

4, Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm dưới 0,05 héc ta;


b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;


c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;


d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn;chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;


đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Tóm lại

Theo quy định trên, hành vi vi phạm này được quy định với khung hình phạt cao; chi tiết và rõ ràng. Từng diện tích đất bị lấn chiếm sẽ có từng mức xử phạt khác nhau; và phân chia rõ ràng ở nông thôn và đô thị.

Trường hợp vi phạm với đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn; trừ trường hợp vi phạm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình; và đất công trình có hành lang bảo vệ; đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức; thì bị xử phạt từ 10-20 triệu khi vi phạm dưới 0,05 héc ta; và phạt lên tới 500 triệu đồng khi lấn chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Mức xử phạt này là áp dụng với cá nhân tại vùng nông thôn; và đối với tổ chức vi phạm thì có thể bị xử phạt lên tới 1 tỷ đồng. Mức xử phạt tại đô thị bằng 02 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng tại khu vực nông thôn.

Mời bạn xem thêm: Mua phải đất thuộc diện quy hoạch cần xử lý như thế nào ?

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Lấn đất là gì?

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.

Nhà nước có được thu hồi đất hay không?

Nhà nước được phép thu hồi đất thuộc các trường hợp quy định tại ĐIều 16 Luật đất đai 2013. Cụ thể như sau nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm