Lao động nữ được nghỉ ngơi trong “ngày đèn đỏ”

bởi Hoàng Hà

Phụ nữ là một sinh vật kì lạ và phi thường, một tháng bị chảy máu vài ngày mà vẫn sống!!! Tuy nhiên, trong những ngày đèn đỏ, sức khỏe và tâm lý của những người phụ nữ đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy chế độ nghỉ ngơi trong thời gian này được quy định thế nào?


LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 85/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 95/2013?NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Phụ nữ có nhiều đặc điểm sinh học khác với nam giới. Vì vậy lao động nữ cần có sự quan tâm, đãi ngộ đặc biệt.

1. Lao động nữ được nghỉ 30 phút trong “ngày đèn đỏ’

Bộ luật lao động có quy định về chính sách chăm sóc sức khỏe của nhà nước với lao động nữ như sau (điều 153 bộ luật lao động)

Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

Đối với phụ nữ, thời gian kinh nguyệt (“ngày đèn đỏ”) mỗi tháng là thời gian rất khó chịu, sức khỏe bị suy giảm ít nhiều. Nếu không có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi tốt có thể gây hậu quả xấu cho người lao động. 

Chính vì vậy, pháp luật đã có quy định về thời gian nghỉ ngơi của lao động nữ trong thời gian này như sau (theo khoản 2 điều 7 nghị định 85/2015/NĐ-CP):

Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Như vậy, mỗi ngày đèn đỏ, lao động nữ được nghỉ 30 phút ngoài thời gian nghỉ thông thường. Mỗi tháng lao động nữ được nghỉ thêm 3 ngày. Đây là thời gian nghỉ tối thiểu, thực tế có thể cao hơn. Quy định này là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động cho lao động nữ.

2. Xử phạt doanh nghiệp vi phạm 

Doanh nghiệp không chấp hành quy định cho lao động nữ nghỉ ngơi trong ngày đèn đỏ có thể bị xử phạt theo điểm b, khoản 1 điều 18 nghị định 954/2013/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

Mức xử phạt sẽ là từ 500k – 1 triệu đồng. Đây là mức phạt quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe với các doanh nghiệp cố tình vi phạm.

Trên thực tế thì quy định này vẫn chưa được tuân thủ đầy đủ. Nhiều nơi phụ nữ vẫn phải cắn răng làm việc dù rất khó chịu và đau đớn trong “ngày đèn đỏ”. Nhà nước cần có các biện pháp cụ thể để đảm bảo thực thi đúng pháp luật.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm