Ngày nay, việc lựa chọn lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết được nhiều người lựa chọn. Việc cá nhân lập di chúc riêng hiển nhiên được pháp luật cho phép. Vậy lập di chúc chung của vợ chồng có được hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề này
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Di chúc là gì?
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, căn cứ vào điều luật trên thì di chúc là văn bản hoặc lời nói của một người; thể hiện ý muốn của người đó trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết.
Ví dụ: Ông A có hai căn nhà X và Y, ông nghĩ nếu một ngày mình ra đi thì sẽ để lại cho con trai nhà X; con gái nhà Y. Khi ý nghĩ đó của ông A được thể hiện bằng một văn bản; hoặc lời nói thì văn bản/ lời nói đó được xem là di chúc của ông A.
Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản nào?
Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo đó, những tài sản sau sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng; hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Lập di chúc chung của vợ chồng có được hay không?
Tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Tuy nhiên, theo thực tế áp dụng luật thì việc thực hiện di chúc chung rất phức tạp; khó khăn và nhiều bất cập. Chính vì lý do đó mà Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực đã bỏ quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng. Bởi lẽ, khi muốn sửa chữa, bổ sung, thay thế; huỷ bỏ di chúc phải được sự đồng ý của người còn lại.
Ngoài ra, nếu một người đã chết thì người còn lại chỉ được sửa đổi; bổ sung di chúc với phần tài sản của mình. Bởi chỉ cần thỏa mãn các điều kiện sau đây thì di chúc sẽ có hiệu lực:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Tóm lại, bởi luật không cấm nên chúng ta có thể lập di chúc chung vợ chồng. Tuy nhiên, để thuận lợi và dễ dàng cho những người được hưởng di sản thừa kế làm thủ tục khai nhận di sản theo di chúc thì hai vợ chồng nên lập di chúc riêng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
- Phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Lập di chúc chung của vợ chồng có được hay không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Di chúc đã được công chứng; nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần; hoặc toàn bộ di chúc; thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế; hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng; thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi; bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Điều 625 Bộ luật dân sự có quy định về người lập di chúc như sau:
Điều 625: Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Đối với việc lập di chúc bằng văn bản được chứng thực thì người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được thực hiện tương tự như trường hợp lập di chúc ở Văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng.