Lệ phí cấp CCCD gắn chip tiếp tục được giảm đến hết ngày 30/6/2022

bởi QuachThiNgocAnh
Lệ phí cấp CCCD gắn chip tiếp tục được giảm đến hết ngày 30/6/2022

Nhà nước ta đang khẩn trường và khuyến khích người dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Trong năm 2021 việc này đã được thúc đẩy rất nhanh do đó người dân được hưởng rất nhiều ưu đãi khi làm thẻ. Với những đối tượng đến nay muốn làm thẻ căn cước công dân gắn chip có còn được hưởng những chế độ như trên? Mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do đó Lệ phí cấp CCCD gắn chip tiếp tục được giảm đến hết ngày 30/6/2022. Hãy cùng Luật sư X cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì?

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong. Để truy cập thông tin trong chip, một số thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc số khác cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).

Với những tính năng tiện ích, thẻ CCCD gắn chíp mang nhiều tính năng hữu ích so với CMND.

– Về hình dáng, kích thước

+ Thẻ Căn cước công dân gắn chíp, CMND 12 số đều có chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm. Chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm. Độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm. Bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. (có độ dao động về kích thước).

+ CMND 9 số là hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm. Hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt.

So với thẻ CMND 9 số thì CCCD gắn chíp và CMND 12 số góc cạnh được làm bo tròn giúp bảo quản thẻ CCCD gắn chíp ở trong ví dễ dàng hơn rất nhiều.

– Về chất liệu:

Thẻ CCCD gắn chíp làm từ nhựa có độ bền cao hơn so với CMND 9 số làm bằng giấy.

Lệ phí cấp CCCD gắn chip áp dụng với ai?

Chỉ có những người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị hỏng hoặc mất mới phải đi đổi sang loại thẻ căn cước công dân gắn chip. Do đó không phải tất cả mọi người chưa có thẻ CCCD gắn chíp đều phải đổi.

Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

Người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân và khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải được đổi”.

Thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ song song tồn tại với các loại giấy tờ tùy thân gồm CMND 9 số, CMND 12 số, thẻ căn cước công dân gắn chip mã vạch và thẻ căn cước công dân gắn chip.

Mức lệ phí cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip năm 2021

Năm 2021 cũng là năm người dân gặp nhiều khó khăn do dịch Covid 19. Do đó nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người dân vì những khó khăn mà họ đã gặp phải. Do đó lệ phí cấp CCCD gắn chíp cũng được điều chỉnh giảm so với quy định tại Thông tư số 59/2019/TT-BTC.

Theo Thông tư số 59/2019/TT-BTC, mức lệ phí này là như sau:

Điều 4. Mức thu lệ phí

1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Kể từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021.

Theo Mục 26 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 112/2020/TT-BTC, từ ngày 1/1/2021 đến 30/6/2021

Lệ phí cấp Căn cước công dân:

Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

Kể từ ngày 1/7/2021 đến 31/12/2021

Theo Mục 26 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 47/2021/TT-BTC, từ ngày 1/7/2021 đến 31/12/2021

Lệ phí cấp Căn cước công dân:

Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân

Mức lệ phí cấp CCCD gắn chip từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022

Cũng tương tự như năm 2021, kể từ năm 2022 đến 30/6/2022, nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho người dân trong việc làm căn cước công dân. Việc này được quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC.

Trong đó, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân được quy định:

Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân cụ thể như sau:

– Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ CCCD.

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Lệ phí cấp CCCD gắn chip tiếp tục được giảm đến hết ngày 30/6/2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để hưởng các dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Có phải tất cả mọi người đều phải gắn căn cước công dân gắn chip?

Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ CCCD gắn chip được ban hành. Tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip.
Tuy nhiên, thực tế chỉ có những người có CMND; hoặc CCCD bị hết hạn; hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại CCCD gắn chip.

Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau. Do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ. Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm