Đất nông nghiệp là một loại đất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Nếu có mục đích sử dụng khác thì chúng ta hoàn toàn có quyền được chuyển đổi mục đích sử dụng, tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Loại đất nông nghiệp nào không được phép chuyển đổi? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Đất nông nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành thì đất nông nghiệp được giao cho người dân phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất có đặc thù giống nhau là tư liệu sản xuất chính cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..vv.. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế được của ngành nông- lâm nghiệp, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất.Đất nông nghiệp tham gia vào các ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi.
Đất nông nghiệp được hiểu một cách đơn giản là loại đất có mục đích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Đây là cách gọi loại đất theo mục đích sử dụng đất.
Phân loại các loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp được chia thành nhiều loại đất khác nhau bao gồm:
Thứ nhất, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Trên thực tế đất nông nghiệp có mục đích trồng cây hàng năm là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch với thời gian rất ngắn như các loại cây hoa màu, cây trồng lúa. Trong đó có đất trồng lúa hàng năm khác đất dùng để chuyên trồng những loại cây từ khi trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, sử dụng đất này để trồng các loại cây hoa màu, cây mía, cây hoa,,,vv…Để xác định phần đất này là đất trồng cây hàng năm cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất sau đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ hai, đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi
Đất nông nghiệp có mục đích dành cho chăn nuôi là loại đất nông nghiệp có mục đích chủ yếu cho chăn nuôi với mục đích nuôi gia súc, gia cầm vv..ví dụ như đât chuyên trồng cỏ tự nhiên làm thức ăn cho chăn nuôi
Thứ ba, đất trồng cây lâu năm
Đất nông nghiệp có mục đích trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm. Thời gian sinh trưởng của cây từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây trồng trên đất hàng năm ví dụ các loại cây lấy thân gỗ như phi lao, bạch đàn,bao gồm cây có thời gian sinh trưởng như cây hằng năm nhưng khi thu hoạch thì thu hoạch trong nhiều năm như cây ăn quả, cây dâu..vv..Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có sự khác nhau ở thời gian sinh trưởng, thời gian thu hoạch của cây chứ không căn cứ theo thời gian sử dụng của đất ngắn hay dài
Thứ tư, đất rừng sản xuất
Theo quy định của pháp luật đất đai, đất rừng sản xuất là một trong những bộ phận đất nông nghiệp rất quan trọng, là rừng tự nhiên nhưng được Nhà nước giao đất này cho các tổ chức nhằm mục đích quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, Nhà nước thường thực hiện các dự án, kế hoạch giao đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lâm nghiệp trên những phần đất này theo hạn mực mà Nhà nước giao. Đối với phần đất rừng sản xuất ở những nơi ở xa khu dân cư Nhà nước sẽ giao phần đất này cho những tổ chức để quản lý, bảo vệ rừng có thể được kết hợp kinh doanh các cảnh quan, khu du lịch sinh thái, Ngoài ra các phần đất rừng sản xuất này nhà nước còn có thể cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình , cá nhân thuê để mục đích thực hiện các sự án trồng rừng hoặc xây khu du lịch sinh thái.
Thứ năm, đất rừng phòng hộ.
Đất nông nghiệp là rừng phòng hộ là đất được sử dụng nhằm mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, là một phần để giúp chống xói mòn, hạn chế thiên tai, có tác dụng làm cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu. Đất rừng phòng hộ bao gồm nhiều mục đích khác nhau như rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ dùng để chắn gió, dùng chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.Theo quy định của Luật đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đó các Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Nhà nước tiến hành giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và khả năng quản lý bảo vệ và phát triển rừng đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà rừng phòng hộ đó chưa có tổ chức quản lý và quy hoạch trồng rừng. Từ đó các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tiến hành các biện pháp bảo vệ rừng và kết hợp sử vào các mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Về thẩm quyền cho thuê đất rừng phòng hộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ sáu, Đất rừng đặc dụng:
Đất nông nghiệp là rừng phòng hộ được thành lập với mục đích chủ yếu với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng của quốc gia, ngoài ra để nhằm những mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp phát triển kinh tế như danh lam thắng cảnh khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí hay được xem là di tích lịch sử cần được bảo vệ. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng khi Nhà nước tiến hành giao đất này giao cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với các ổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ rất chặt chẽ cho tổ chức cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất từng đặc dụng vào các mục đích sản xuất, nghiên cứu hay kết hợp với các mục đích bảo vệ quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái
Thứ bảy, Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
Đối với đất nuôi trồng thủy sản thường là đất để nuôi trồng thuỷ sản, thường là những phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi ..vv..những phần đất có mặt nước bao gồm cả trang trại được giao để nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển về ngành thủy sản
Đất làm muối được xác định là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công. Trong đó các hộ gia đình, cá nhân được giao tại địa phương hoặc là phần đất của họ nhưng được chuyển đổi sang, ngoài ra Nhà nước còn cho các tổ chức kinh tế người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê các phần đất này để thực hiện các dự án về sản xuất muối. Đây là một phần đất đặc thù phù hợp với ưu thế đường bờ biển dài của nước ta nên Nhà nước rất khuyến khích và ưu tiên những vùng đất có khả năng làm muối để phục vụ đời sống và công nghiệp
Thứ tám, Đất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi được cơ quan có thẩm quyền cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống phục vụ nông nghiệp
Loại đất nông nghiệp nào không được phép chuyển đổi?
Hiện nay, pháp luật về đất đai không hề có quy định loại đất nông nghiệp nào không được phép chuyển đổi lên đất thổ cư hay danh sách các loại đất dễ chuyển đổi sang đất thổ cư. Pháp luật chỉ quy định chung chung rằng, có 02 căn cứ để cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng gồm:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, dựa vào mục đích sử dụng, có thể kể tên các loại đất rất khó xin chuyển đổi lên thổ cư gồm:- Lọại đất khó được phép chuyển sang đất thổ cư vì đã được Nhà nước quy hoạch sử dụng theo mục đích đã định trước và còn bởi đây không phải đất của hộ gia đình, cá nhân mà được Nhà nước sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch, gồm:
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan(TSC)
+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp (DTS)+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa (DVH)
+ Đất xây dựng cơ sở y tế (DYT)+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo (DGD)
+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao (DTT)+ Đất khu công nghiệp (SKK)
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (SKX)+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (SKS)
+ Đất công trình năng lượng (DNL)+ Đất có di tích lịch sử – văn hóa (DDT)
+ Đất khu vui chơi, giải trí công cộng (DKV)+ Đất cụm công nghiệp (SKN)
+ Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ (DKH)+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (SKC)
+ Đất xây dựng cơ sở ngoại giao (DNG)+ Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội (DXH)
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác (DSK)+ Đất quốc phòng (CQP)
+ Đất an ninh (CAN)+ Đất khu chế xuất (SKT)
+ Đất giao thông (DGT)+ Đất công trình bưu chính, viễn thông (DBV)
+ Đất thủy lợi (DTL)+ Đất sinh hoạt cộng đồng (DSH)
+ Đất có mặt nước chuyên dùng (MNC)+ Đất danh lam thắng cảnh (DDL)
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải (DRA)+ Đất chợ (DCH)
+ Đất công trình công cộng khác (DCK)+ Đất cơ sở tôn giáo (TON)
+ Đất cơ sở tín ngưỡng (TIN)+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng (NTD)
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON)- Loại đất khó được phép chuyển sang đất thổ cư vì Nhà nước có chính sách bảo vệ gồm:
+ Đất chuyên trồng lúa nước; Đất lúa nương; Đất chuyên trồng lúa nước còn lại: Khó chuyển lên thổ cư vì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Căn cứ khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai 2013, trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
+ Đất rừng phòng hộ: Đây là loại đất chủ yếu được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu nên Nhà nước có chính sách bảo vệ nghiêm ngặt.
+ Đất rừng đặc dụng: Đây là loại đất được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng nên cũng là loại đất được Nhà nước có chính sách bảo vệ.
+ Đất làm muối: Loại đất này là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối nên được bảo vệ, hạn chế và rất khó được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không?Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quyết định có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không, và việc cho phép chỉ diễn ra nếu có đủ 02 điều kiện sau:- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép khu vực có thửa đất được chuyển mục đích sử dụng.
– Nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là chính đáng, hợp pháp (đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất).
Như vậy, không có cách nào kiểm tra được chính xác đất có lên được thổ cư hay không. Tuy nhiên, có 01 thông tin cần nắm để biết mảnh đất định mua có cơ hội lên thổ cư hay không là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Nếu trong kế hoạch này có cho phép khu vực có thửa đất được chuyển mục đích sử dụng thì cơ hội chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ tăng lên rất nhiều.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp
- Bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp
- Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp
- Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ
- Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Loại đất nông nghiệp nào không được phép chuyển đổi?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: giá đền bù tài sản trên đất, chuyển đổi tên sổ đỏ, mã số thuế cá nhân tra cứu, công chứng ủy quyền tại nhà, quy định tạm ngừng kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một loại thuế trực thu thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào mục địch sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm sự đóng góp công bằng hợp lý giữa người sử dụng đất nông nghiệp và tạo điều kiện cho người sử dụng đất chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo định hướng của nhà nước.
Để gia đình bạn có thể xây dựng nhà ở pháp trên đất nông nghiệp thì gia đình bạn cần phải chuyển mục đích sử dụng đất trước , sau đó sẽ tiến hành thêm bước tách thửa nếu muốn chia cho cả 3 người trong gia đình. Số tiền mà gia đình bạn phải đóng sẽ là số tiền chệnh lệch giữa giá đất thổ cư và giá đất trồng cây lâu năm của gia đình bạn, giá đất tùy từng địa phương và tùy từng vị trí thửa đất của mỗi hộ gia đình thì sẽ có giá khác nhau.
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu.
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).