Lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
Lợi dụng "chuyến xe 0 đồng" chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý ra sao?

Cùng với sự lây lan của dịch bệnh Covid-19; nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải đóng cửa. Những lệnh phong tỏa được ban hành; con đường về quê của những người lao động như xa hơn bao giờ hết. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ người bị ảnh hưởng do dịch bệnh; nhưng lượng người quá lớn khiến Nhà nước chưa thể quan tâm hết cho tất cả mọi người. Để về quê, nhiều người đã chọn đi xe ngoài. Lợi dụng điều đó, những “chuyến xe 0 đồng” đã thu được khoản tiền lớn. Vậy hành vi lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” để chiếm đoạt tài sản này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Ngày 5/8, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết; đã phát hiện nhiều chuyến xe chở khách từ các tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 về Thừa Thiên Huế. Đặc biệt hơn, những chuyến xe này mượn danh nghĩa “chuyến xe 0 đồng” chở khách từ vùng dịch về. Sau đó thả khách tại các chốt kiểm dịch và quay đầu. Không chỉ vậy, qua điều tra những hành khách trên xe; họ cho biết những chuyến xe này không hề miễn phí. Mỗi người lên xe đều phải bỏ ra 2 triệu đồng. Ban đầu, họ nói thu tiền xăng; đi được một đoạn lại bắt chuyển thêm. Đến nửa đường bắt chuyển đủ rồi mới chở về Huế. Mỗi chuyến xe như vậy, 18 người, tài xế thu được đến 32 triệu đồng.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Thế nào là công nhiên chiếm đoạt tài sản?

Là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu; người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc bất kỳ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

Lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý ra sao?

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” chiếm đoạt tài sản

Tài xế của những chuyến xe này có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định 117/2020 với hành vi: đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm; động vật, thực vật; thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền dịch bệnh.

Trách nhiệm hình sự lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” chiếm đoạt tài sản

Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” này còn có thể bị xử lý về “Tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hành hung để tẩu thoát; tái phạm nguy hiểm; chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Giải quyết tình huống

Từ thực tế tình huống cho thấy; hiện chưa thể xác minh được những chuyến xe như vậy đã thu được bao nhiêu. Do đây là chuyến xe thiện nguyện nên thường được lực lượng chức năng ưu tiên khi qua các chốt kiểm dịch. Tuy nhiên, việc lợi dụng điều này để trục lợi cá nhân là hành vi sai trái, cần phải bị lên án.

Trong trường hợp này, tài xế có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm do vi phạm vào căn cứ tăng nặng “lợi dụng tình hình dịch bênh”.

Theo thông tin mới nhất, tài xế của những chuyến xe như vậy sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cách ly cho những người họ đã đưa về từ vùng dịch. Theo mức hiện tại, chi phí cách ly cho một người trong vòng 14 ngày rơi vào khoảng từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lợi dụng “chuyến xe 0 đồng” chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc cũng như cần giải quyết các vấn đề pháp lý trong cuộc sống; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khác tội cướp tài sản ở dấu hiệu nào?

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khác tội cướp tài sản ở việc: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; hoặc các hành động khác. Thay vào đó, người bị hại trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản còn có thể tự ý thức được mình đang bị chiếm đoạt tài sản; nhưng lại không thể ngăn chặn hành vi đó xảy ra.

Hành vi cướp tài sản tình tiết tăng nặng “lợi dụng tình hình dịch bệnh” sẽ bị xử lý ra sao?

Hành vi cướp tài sản tình tiết tăng nặng “lợi dụng tình hình dịch bệnh” có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; quy định tại điểm c khoản 3 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực; sử dụng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm