Xin chào Luật sư, tháng trước tôi có chở gia đình về quê ăn giỗ. Do có một đoạn đường đang xây dựng nhưng tôi không biết nên đã đi xe vào đường 1 chiều. Khi nhận ra mình đang đi trong đường 1 chiều tôi đã lùi xe lại và đi vào cung đường khác nhưng đoạn đường 1 chiều kia có lắp camera phạt nguội nên tôi mới nhận được thông báo phạt nguội. Tôi muốn hỏi trong trường hợp của tôi thì có thể bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặ câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu tiền? ”
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Thế nào là đường một chiều?
Nhiều người khi tham gia giao thông thường không phân biệt được chỉ dẫn và quy định của từng cung đường. Đặc biệt là ở các thành phố lớn việc phân biệt làn đường, loại đường sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối về giao thông. Vậy quy định về đường một chiều như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
Các phương tiện lưu thông trên đường này chỉ được được phép đi theo một chiều nhất định. Quy định này áp dụng đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông, trừ các xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Bởi khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật được phép đi vào đường ngược chiều.
>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên
Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu tiền?
Việc lùi xe ở nhiều nơi là bị cấm theo quy định của pháp luật. Vì việc lùi xe phải đảm bảo sự an toàn cho các phương tiện khác khi lưu thông trên đường. Chính vì vậy đối với những nơi như đường cao tốc, đường một chiều thì các phương tiện không được phép lùi xe.
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;
g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;
i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;
k) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
m) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
…
Như vậy theo quy định hiện hành thì việc lui xe trên đường một chiều thuộc một trong những hành vi vi phạm an toàn giao thông. Đối với từng loại xe sẽ có mức phạt tương ứng. Đối với xe ô tô khi lui xe trên đường một chiều sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xe máy kéo lui xe trong đường một chiều bị phạt thế nào?
Quy định về việc cấm lùi xe trong đường một chiều còn được áp dụng đối với xe máy. Nhưng mức phạt đối với xe máy trong trường hợp này thấp hơn mức phạt đối với ô tô rất nhiều. Quy định cụ thể của vấn đề này mời bạn tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi:
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe;
b) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
Như vậy theo quy định hiện hành thì đối với trường hợp xe kéo khi lùi xe trong đường một chiều sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần 2024
- Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất 2024
- Nộp thuế nhà đất qua ngân hàng như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu tiền?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi quan sát thấy biển báo đường một chiều, các tài xế cần tham gia giao thông cần chú ý một số vấn đề sau:
1 – Chạy xe theo đúng hướng mà biển báo chỉ dẫn.
Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường 1 chiều chỉ cho phép phương tiện đi theo chiều mũi tên chỉ. Thấy biển báo cấm đi ngược chiều thì không được đi vào theo chiều đặt biển.
Các phương tiện di chuyển trên đường một chiều không được phép quay đầu xe.
Quy định về đường một chiều áp dụng với tất cả phương tiện, trừ xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ.
2 – Chú ý về sử dụng làn đường trên đường một chiều.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nếu trên đường một chiều có nhiều làn xe được phân biệt bằng vạch kẻ đường thì các phương tiện phải di chuyển như sau:
– Xe thô sơ phải chạy trên làn đường bên phải trong cùng.
– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chạy trên làn đường bên trái.
3 – Không dừng đỗ, đỗ xe tùy tiện trên đường một chiều.
Theo điểm a khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện không được phép dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều.
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường thì các phương tiện phải di chuyển như sau:
– Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Các phương tiện cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo việc di chuyển được thuận lợi, hạn chế ùn tắc giao thông cũng như tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính.