Ly hôn khi vợ giữ giấy khai sinh của con

bởi NguyenTriet
cây thuốc phiện

Sau khi sinh con cha mẹ sẽ phải tiến hành khai sinh cho con; đầy là một việc làm bắt buộc. Cuộc sống hôn nhân có hạnh phúc có đạt được mục đích thật sự hay không phụ thuộc rất nhiều vào cả hai vợ chồng. Nhưng khi một trong hai người không thể duy trì cuộc sống hôn; nhân thì có thể yêu cầu ly hôn. Vậy trong trường hợp ly hôn khi vợ giữ giấy khai sinh của con có thực hiện được không? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Ly hôn là điều mà chúng ta đều không mong muốn; nhưng khi mục đích hôn nhân không thể đạt được thì ai có quyền yêu cầu ly hôn?

 Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; có quy định về quyền yêu cầu ly hôn của mỗi bên:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng được quyền nộp đơn ly hôn

Pháp luật quy định vợ, chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn. Khi cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn thì phiên họp hòa giải sẽ được Tòa án thực hiện như một thủ tục bắt buộc. Nếu chỉ một bên vợ; hoặc chồng có yêu cầu đơn phương thì sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục chung.

  • Cha mẹ, người thân thích khác cũng được quyền nộp đơn ly hôn:

Trường hợp người vợ hoặc chồng do mắc một số bệnh không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình; thì cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Người thân thích ở đây là những người có quan hệ hôn nhân; nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệ; và người có họ trong phạm vi ba đời, như: anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ; anh, chị, em con chú, con bác…

Tuy nhiên; người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thủ tục ly hôn khi vợ giữ giấy khai sinh của con

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Để tiến hành ly hôn thì người có yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ với cấy giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Đơn xin ly hôn (Theo mẫu);
  • Các tài liệu; chứng cứ khác chứng minh tài sản chung;
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ( của hai vợ chồng)

Trong trường hợp giấy khai sinh của con do vợ giữ; thì người chồng cần phải đến cơ quan về hộ tịch để xin cấp trích lục khai sinh cho con; cấp bản sao từ bản gốc. Như vậy; trường hợp vợ anh không cung cấp giấy khai sinh của con để chồng thực hiện thủ tục ly hôn; thì chồng có thể đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh cho con để xin trích lục bản sao; sau đó thực hiện chứng thực bản sao khai sinh để hoàn thiện hồ sơ xin ly hôn.

Bước 2. Nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân quận/huyện có thẩm quyền

Bước 3. Tòa án xem xét và giải quyết

 Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn;Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí; Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Tiến hành thủ tục hòa giải:

  • Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay; và không được kháng cáo kháng nghị.
  • Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian; địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 4. Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn; thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ly hôn khi vợ giữ giấy khai sinh của con“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi bị chồng bạo hành có thể ly hôn không?

Pháp luật hôn nhân và gia đình có quy định hành vi cấm bạo lực gia đình. Do đó; khi chồng có hành vi bạo lực đối với vợ; thì người vợ hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng. Khi gửi hồ sơ đơn phương ly hôn cần nộp theo cả chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực của chồng như ảnh chụp; video ghi lại cảnh chồng bạo hành;….

Khi vợ đang mang thai chồng có được gửi đơn ly hôn không?

Để đảm bảo cho mẹ và bé có được sự chăm sóc tốt nhất; nên pháp luật tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Như vậy; người chồng không thể gửi đơn ly hôn khi vợ đang mang thai.

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là trường hợp khi vợ chồng cùng nhau có ý chí yêu cầu để thực hiện việc ly hôn; nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện; mong muốn để ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng; việc trông nom con, nuôi dưỡng con, chăm sóc con; và giáo dục con cái trên cơ sở làm sao để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp; chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm