Mới đây, sự việc một bạn nữ tên Lý Thu Thảo mạo danh là Hoa khôi của Trường ĐH Luật Hà Nội trong kỳ thi “Duyên dáng nữ sinh Trường Đại học Luật Hà Nội – Charm of Law 2020”; đang gây ra sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận. Theo đó, Thảo đã có các hành vi đăng thông tin giả mạo trên trang facebook cá nhân; chia sẻ các link bài báo PR không đúng sự thật về mình; sử dụng thẻ sinh viên giả Trường ĐH Luật Hà Nội…
Lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội đã xác nhận Thảo không phải là sinh viên của trường; cũng không phải là thí sinh tham gia cuộc thi nói trên. Vậy việc Thảo mạo danh là hoa khôi có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mạo danh là hoa khôi có vi phạm pháp luật không?
Tất nhiên là có. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và rất đáng bị lên án bởi tính chất nghiêm trọng của nó; phản ánh mặt tối trong một bộ phận giới trẻ khi coi thường pháp luật; xem nhẹ đạo đức, danh dự của bản thân và của tổ chức, cá nhân khác, ham hố những nút “like”, lượt “sub” hay thả tim… trên mạng xã hội. Và đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh với những ai đã và đang có hành vi cổ xúy, giúp đỡ, chống lưng cho những hành vi sai trái, sống ảo một cách bất chấp.
Vậy mức xử phạt đối với hành vi mạo danh là hoa khôi của Thảo sẽ bị xử lý như thế nào?
Mức xử phạt đối với hành vi mạo danh là hoa khôi như thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Như vậy, hành vi mạo danh là hoa khôi của Thảo bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Xử lý hình sự
Giả sử mục đích, động cơ mạo danh là hoa khôi của Thảo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (như thông qua hoạt động thiện nguyện; thông qua ký kết hợp đồng quảng cáo sản phẩm…). Và Thảo đã chiếm đoạt được tài sản thì hành vi này có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015; khung hình phạt lên đến chung thân nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500 triệu đồng. Nếu chưa chiếm đoạt được tài sản thì hành vi của Thảo chưa đủ yếu tố cấu thành tội này.
Giả sử trường hợp Thảo không có động cơ; mục đích chiếm đoạt tài sản thì hành vi mạo danh là hoa khôi của Thảo vẫn có thể xem xét ở Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 BLHS 2015; khung hình phạt tối đa lên đến 7 năm tù.
Mặc dù, hành vi khách quan của Thảo thỏa mãn mặt khách quan của tội danh này là “đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật“. Tuy nhiên, để bị kết tội này cần chứng minh Thảo đã thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, Thảo còn sử dụng thẻ sinh viên giả. Đây chính là hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS 2015; khung hình phạt tối đa lên đến 7 năm tù.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ Luật sư tranh tụng, Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nếu mạo danh công an không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; thì có thể bị xử phạt theo điều 339 BLHS 2015. Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu mạo danh công an nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; thì xử lí theo điều 174 BLHS 2015. Khung hình phạt cao nhất lên đến chung thân; nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500 triệu đồng.
Nếu phạm tội khi hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức thì; được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc không phải chịu TNHS. Nếu phạm tội khi có năng lực nhận thức thì vẫn phải chịu TNHS.
Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, việc mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Mạo danh người nổi tiếng kêu gọi từ thiện được xét theo Điều 174 BLHS; khung hình phạt lên đến chung thân nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500 triệu đồng.