Mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa năm 2022

bởi Nguyen Duy
Mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa năm 2022

Chào Luật sư X, trong hoạt động đo đạt và bản đồ thì mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa có thể hiểu rằng mẫu biên bản bàn giao đất trên thực địa được soạn thảo theo biểu mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vậy cụ thể mẫu biên bản giao mốc thực địa năm 2022 là gì? Các quy định về đo đạt và bản đồ ra sao? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Biên bản bàn giao đất trên thực địa là gì?

Mẫu biên bản bàn giao đất trên thực địa được soạn thảo theo biểu mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Biên bản bao gồm các nội dung sau đây:

  • Ghi rõ thông tin của đại diện các cá nhân, cơ quan có liên quan bao gồm: cơ quan tài nguyên và môi trường, đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn, bên được nhận đất trên thực địa;
  • Ghi cụ thể các thông tin về giao nhận thửa đất (tờ bản đồ số mấy, tại địa điểm nào, cho (tên người sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích gì?);
  • Giao nhận đất theo các mốc giới, ranh giới thửa đất, diện tích bao nhiêu m2 trên thực địa xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính);
  • Tỷ lệ đo đạc do ai lập và đã được những ai tiến hành thẩm định.

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ

– Bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

– Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí.

– Công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quản lý và bảo vệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; công trình hạ tầng đo đạc, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được xây dựng bằng ngân sách nhà nước là tài sản công, phải được kế thừa, sử dụng chung.

– Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phải sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản.

– Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ cơ bản phải được sử dụng làm nền tảng của dữ liệu không gian địa lý quốc gia.

Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép được quy định như thế nào?

Mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa năm 2022
Mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa năm 2022

Cụ thể theo quy định tại Điều 29 Nghị định 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP) quy định danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép, cụ thể:

“1. Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.

  1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
  2. Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành.
  3. Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không.
    a) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay;
    b) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay không người lái
  4. Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
  5. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia.
    a) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
    b) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000;
    c) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.100.000.
  6. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.
  7. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
  8. Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
  9. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
  10. Thành lập bản đồ hành chính.
  11. Đo đạc, thành lập hải đồ.
  12. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.”

Báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ

Điều 4 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định:

– Đối tượng lập báo cáo hàng năm về hoạt động đo đạc và bản đồ gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức có hoạt động đo đạc và bản đồ.

– Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

– Báo cáo được gửi bằng văn bản điện tử có chữ ký số của người có thẩm quyền hoặc văn bản giấy do người có thẩm quyền ký và đóng dấu.

– Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ:

  • Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ gửi cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ gửi cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, gửi Chính phủ trong thời hạn 45 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.

– Ngoài việc thực hiện báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ thì cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ theo yêu cầu.

– Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu trong báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ của mình.

Mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu biên bản bàn giao mốc thực địa năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, giá thu hồi đất, lệ phí cấp lại sổ đỏ bị mất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, giá đất đền bù giải tỏa, tư vấn luật đất đai… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chính sách của Nhà nước về đo đạc và bản đồ là gì?

– Đầu tư phát triển hoạt động đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
–  Ưu tiên đầu tư hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển và ứng dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.
– Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ?

– Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
– Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
– Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
– Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ đucợ quy định như thế nào?

– Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật đo đạc và bản đồ và pháp luật về khoa học và công nghệ.
– Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
+ Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Nghiên cứu phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
+ Nghiên cứu cơ bản về Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ tiên tiến, hiện đại.
– Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm