Mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ năm 2022

bởi Nguyen Duy
Mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ năm 2022

Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được ban hành kèm theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành. Trong đó, có thể hiểu mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ nhầm mục đích bàn giao mặt bằng như đã thỏa thuận. Vậy cụ thể các quy định về bàn giao mốc tọa độ là gì? Mẫu biên bản bàn giao mố tọa độ năm 2022 ra sao? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về giám sát Công tác Đo đạc Địa hình

Đo đạc địa hình là vẽ bản đồ về địa hình của một khu đất, dự kiến làm một dự án xây dựng, theo một tỷ lệ yêu cầu. Do đó, nội dung cơ bản của công tác đo vẽ bản đồ địa hình bao gồm các hạng mục sau:

1) Nội dung cơ bản của công tác đo đạc địa hình:

a) Công tác lập các loại lưới khống chế bao gồm các công việc sau:

– Lập các loại lưới khống chế (từ cấp I đến cấp IV tùy theo yêu cầu) phụ thuộc loại theo loại địa hình (từ loại 1 đến 4) và đơn vị tính là bằng số điểm.

– Có các loại lưới thủy chuẩn phụ thuộc loại địa hình (từ loại 1 đến 4) và đơn vị tính là chiều dài – bằng m hoặc km.

– Xây dựng các mốc chỉ giới.

– Kiểm tra và tính toán bình sai.

b) Công tác đo vẽ bản đồ:

Với kỹ thuật hiện đại, người ta thường sử dụng thiết bị “Toàn đạc điện tử” để tự động vẽ chi tiết bản đồ địa hình. Thiết bị gắn liền với máy in khổ lớn.

c) Máy móc thiết bị phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa hình:

  • Máy móc thiết bị phục vụ đo góc: Máy kinh vĩ có nhiều loại, đ−ợc chế tạo ở các nước khác nhau, nổi tiếng là Thụy sĩ và Đức như các máy: Kinh vĩ quang học Opyical Theo. DKM – 2AE (Thụy sĩ) hoặc Theo. 020 (Đức)
  • Máy đo chiều cao: bao gồm các loại máy thủy chuẩn nh− Ni. 025 (Đức) đi kèm với mia.
  • Máy đo vẽ chi tiết (đan dày) có thể sử dụng loại Kinh vĩ điện tử như “Electric- Theodolite DTM 300”.
  • Máy đo dài có thể sử dụng máy kinh vĩ điện tử nh− “Electric-Theodolite DTM 300”

d) Tiêu chuẩn Quy phạm áp dụng:

  • “Quy phạm mạng tam giác – Đo đạc thực địa đường truyền” – do Cục đo đạc bản đồ công bố.
  • “Quy phạm về công tác thủy chuẩn” do Cục đo đạc bản đồ công bố.
  • “Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 – Phần hiện trường” do Cục đo đạc bản đồ công bố.
  • “Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình, tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000 – Phần nội nghiệp” do Cục đo đạc bản đồ công bố.
  • “Ký hiệu cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đến 1/5000”, – do Cục đo đạc bản đồ công bố.

2) Nội dung Giám sát – Kiểm tra công tác đo vẽ bản đồ địa hình

Với các nội dung cơ bản của công tác đo vẽ bản đồ địa hình như nêu trên, công tác Tư vấn Giám sát thi công cần thực hiện nội dung sau:

  • Kiểm tra thiết bị, tính năng và độ chính xác có đúng theo yêu cầu kỹ thuật và công bố trong phương án và thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Kiểm tra diện đo vẽ, độ chính xác của mạng khống chế, và các tính toán bình sai.
  • Kiểm tra sắc xuất các điểm đo vẽ và chất lượng đo vẽ bản đồ.
  • Các yêu cầu kỹ thuật của công tác đo đạc bản đồ địa hình là cần tuân theo các quy phạm hiện hành nêu trên.

Giám sát công tác Trắc địa Công trình

Mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ năm 2022
Mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ năm 2022

Trắc địa công trình là chức năng thứ hai rất quan trọng, nó bao gồm các hạng mục công việc sau:

1) Công tác định vị điểm khoan và thí nghiệm hiện trường

a) Nội dung công việc:

  • Xác định mốc chuẩn công trình có số liệu về cao tọa độ. Trường hợp khu đất dự án chưa có mốc chuẩn, cần mua và xây dựng mốc và truyền số liệu từ mốc chuẩn Quốc gia về công trình hoặc lập các mốc giả định tùy yêu cầu.
  • Định vị các điểm thăm dò từ bản đố bố trí khảo sát ra thực địa và bàn giao cho bên thi công.
  • Sau khi thi công xong cần xác định cao tọa độ tại vị trí khoan thực tế cung cấp cho chủ nhiệm khảo sát. Cần lưu ý, do điều kiện thực địa khó phù hợp với điều kiện thi công nên vị trí thực tế khảo sát có thể không trùng với điểm định vị trong thiết kế.

b) Công tác Tư vấn Giám sát:

  • Kiểm tra lại vị trí, chất lượng và số liệu mốc chuẩn (kể cả giả định).
  • Kiểm tra chính xác thiết bị của nhà thầu. Kiểm tra sác xuất một số điểm định vị và cao tọa độ một cách độc lập bằng máy riêng.
  • Kết hợp cùng nhà thầu chủ động đề xuất hướng gải quyết cho các sự cố kỹ thuật do thực tế hiện truờng.
  • Yêu cầu bên nhà thầu định kỳ cung cấp số liệu kết quả và định kỳ lập báo cáo về tiến độ, khối lượng, chất lượng các công việc tiến hành.

Cần lưu ý: Đối với các điểm khoan hoặc thí nghiệm hiện trường trong khảo sát địa chăt chỉ cần xác định cao-tọa độ vị trí thực tế chính xác. Còn vị trí định vị và thực tế khoan có thể dịch chuyển trong phạm vi cho phép, có khi một số mét.

2) Công tác lập hệ trục công trình (bao gồm cả mốc dự án và mốc chỉ giới).

a) Nội dung công việc:

  • Lập mạng các mốc chuẩn dự án, kể cả mốc chỉ giới.
  • Truyền các số liệu cao-tọa độ chính thức Quốc gia về các mốc chuẩn công trình.
  • Lập các mốc của hệ trục công trình (XY hoặc AB). Hệ này do Thiết kế quy định.
  • Chuyển đổi các số liệu cao-tọa độ Quốc gia vào các mốc của hệ trục công trình.

b) Công tác Tư vấn Giám sát:

  • Kiểm tra vị trí, số lượng, chất lượng mốc và số liệu cao tọa độ chính thức của các mốc chuẩn, mốc chỉ giới, mốc hệ trục công trình. Thường xảy ra trường hợp mốc bị mất, bị phá hỏng không đủ độ chính xác hoặc bị tẩy xóa số liệu.
  • Kiểm tra xác xuất độ chính xác một số mốc bằng máy riêng.
  • Cùng nhà thầu thi công rà soát lại xem hệ mốc chuẩn công trình đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, chính xác về số liệu gốc làm cơ sở để định vị và kiểm tra các hạng mục và chỉ tiết công trình trong và sau quá trình thi công và lập báo cáo về hệ mốc và trục công trình.

3) Công tác định vị và đo đạc các hạng mục công trình xây dựng.

a) Nội dung công việc:

Định vị và đo đạc các hạng mục công trình xây dựng bao gồm các công việc:

  • Xác định vị trí từ bản vẽ ra thực địa cho tất cả các hạng mục và chi tiết có trên mặt bằng tầng trệt và tầng ngầm, hay ở các tầng khác (móng, cọc, cột, tường, các công trình ngầm, đường ống cống, điện, nước v.v…).
  • Xác định và định vị cốt cao các tầng, xác định độ thẳng đứng, độ nghiêng, công các cột, tường, mái. Xác định các điểm giao cắt của các hạng mục công trình trong không gian v.v…
  • Xác định cao độ, bề dày, kích thước các hạng mục công trình đào và đắp.

b) Công tác Tư vấn Giám sát:

  • Yêu cầu cán bộ trắc địa nhà thầu trình bày phương án, quy trình, phương pháp định vị và xác định cao tọa độ các vị trí cần đo đạc.
  • Kiểm tra độ chính xác của thiế bị và phương pháp tiến hành xem có phù hợp yêu cầu.
  • Kiểm tra xác suất theo định kỳ về vị trí và cốt cao các hạng mục và chi tiết kết cấu cần thiết.
  • Chủ động đề xuất hướng giải quyết và kết hợp cùng nhà thầu gải quyết các sự cố kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn và quy định kỹ thuật.
  • Yêu cầu bên nhà thầu định kỳ cung cấp số liệu kết quả đo đạc theo tiên độ và định kỳ lập báo cáo về công việc, tiến độ và sự cố (nếu có) với Chủ đầu tư

4) Quan trắc chuyển vị công trình (nhà, đắt đắp, nén tĩnh cọc, bàn nén tĩnh).

a) Nội dung công việc:

Quan trắc chuyển vị công trình thường tiến hành theo chu kỳ trong khoảng thời từ vài ngày đến hàng năm. Các đối tượng công trình cần quan trắc chuyển vị chủ yếu đo lún, đo nghiêng cho nhà và công trình, công cộng đang có sự cố hoặc cần quan trắc, đặc biệt là với đất đắp trên nền đất yếu. Với thí nghiệm nén tĩnh cọc hay thí nghiệm bàn nén tải trọng tĩnh đôi khi cũng dùng. Các công việc đo đạc cơ bản cần tiến hành như sau:

  • Lập hệ mốc chuẩn cơ sở với vị trí cần lựa chọn là cố định và ổn định và không bị tác động chuyển vị của công trình cần quan trắc. Xác định cao tọa độ các mốc cơ sở (theo hệ Quốc gia hoặc giả định).
  • Lập lưới mốc quan trắc được gắn lên các đối tượng và vị trí công trình cần quan trắc chuyển vị. Xác định cao tọa độ các điểm quan trắc theo số liệu các mốc sơ sở.
  • Tiến hành quan trắc chuyển vị bằng cách định kỳ đo đạc cao-tọa độ các diểm quan trắc trên cơ sở các mốc chuẩn cơ sở.
  • Công tác này được tiến hành theo một đề cương hay phương án chi tiết, đuợc duyệt.

b) Công tác Tư vấn Giám sát :

  • Yêu cầu nhà thầu thi công trình bày phương án, quy trình đo ghi, phương tính toán diễn giải kết quả và tiến độ thực hiện công tác quan trắc.
  • Kiểm tra vị trí, số liệu và tính ổn định mốc chuẩn cơ sở và lưới các mốc quan trắc lún.
  • Kiểm tra độ chính xác thiết bị và sử dụng thiết bị riêng độc lập kiểm tra sác xuất và so sánh kết quả.
  • Yêu cầu nhà thầu định kỳ cung cấp báo cáo kết quả công việc và tiến độ, so sánh đôi chiếu với biểu tiến độ theo dõi riêng.
  • Định kỳ lập báo cáo công việc và tiến độ cung cấp Chủ đầu tư.

Mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ

Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ

(1): Điền căn cứ

(2): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản

(3): Điền đại diện đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc

(4): Điền đại diện của UBND cấp xã

(5): Điền chủ sử dụng đất( hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốc

(6): Điền thông tin về tiến hành đo đạc( số hiệu mốc, tên của UBND, tên của chủ sử dụng đất/ chủ sở hữu công trình nơi đặt mốc)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu biên bản bàn giao mốc tọa độ năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, giá thu hồi đất, giá đền bù đất 50 năm, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, giá đất đền bù giải tỏa, tư vấn luật đất đai… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào?

Đối tượng lập báo cáo hàng năm về hoạt động đo đạc và bản đồ gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức có hoạt động đo đạc và bản đồ.
Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Báo cáo được gửi bằng văn bản điện tử có chữ ký số của người có thẩm quyền hoặc văn bản giấy do người có thẩm quyền ký và đóng dấu.
Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ
a) Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ gửi cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ gửi cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo lập theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, gửi Chính phủ trong thời hạn 45 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.
Ngoài việc thực hiện báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ thì cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ theo yêu cầu.
Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu trong báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ của mình.

Nộp hồ sơ gì để được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ?

a) Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có pháp nhân và hạch toán độc lập; tổ chức có pháp nhân và hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội – nghề nghiệp; nhà thầu nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Tổ chức đề nghị cấp giấy phép không thuộc quy định tại điểm a khoản này gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như thế nào?

1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết hạn, nếu tổ chức có nhu cầu gia hạn giấy phép đã được cấp thì gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục gia hạn. Giấy phép không được gia hạn sau ngày giấy phép hết hạn.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.
3. Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:
a) Tổ chức đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thông tin về giấy phép đã cấp, hoàn thành việc gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép được gia hạn cho tổ chức, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép được gia hạn cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các tổ chức do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định khi cấp giấy phép.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
4. Gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài
a) Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài được gia hạn khi được chủ đầu tư gia hạn thời gian thực hiện gói thầu;
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này và kèm theo bản sao có xác thực các văn bản của chủ đầu tư về việc gia hạn thời gian thực hiện gói thầu;
c) Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Thời gian gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài theo thời gian được gia hạn để thực hiện gói thầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm