Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới năm 2022

bởi Thanh Trúc
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới năm 2022

Bạn đang muốn hợp tác kinh doanh, đầu tư với bạn bè những chưa biết mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác như thế nào. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác

Thỏa thuận hợp tác là một dạng hợp đồng với mục đích nhằm để các bên cùng nhau tham gia làm việc, thực hiện một công việc hoặc một dự án. Đồng thời, cùng nhau thỏa thuận về việc chia lợi nhuận sau khi hoàn thành công việc cũng như chịu trách nhiệm liên quan đến công việc.

Nội dung trong biên bản thỏa thuận hợp tác thường có những nội dung:

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp, nếu có;
  • Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  • Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới năm 2022

Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh

Mẫu số 1:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mẫu số 2:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số:… /HĐHTKD
Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Tại (địa điểm ký kết): ………………..
Chúng tôi gồm có: ……….
Bên A:

– Tên cá nhân (hoặc doanh nghiệp):

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

– Tài khoản số: …. Mở tại ngân hàng:

– Đại diện là Ông (Bà): … Chức vụ: ….

– Giấy ủy quyền số: ….. (nếu có).

Viết ngày… tháng… năm…. Do chức vụ: … ký (nếu có).
Bên B:

– Tên cá nhân (hoặc doanh nghiệp):

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

– Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:

– Đại diện là Ông (Bà): Chức vụ:

– Giấy ủy quyền số: (nếu có).

Viết ngày tháng năm Do chức vụ: ký (nếu có).
Bên C:

– Tên cá nhân (hoặc doanh nghiệp):

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

– Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:

– Đại diện là Ông (Bà): Chức vụ:

– Giấy ủy quyền số: (nếu có).

Viết ngày tháng năm Do chức vụ: ký (nếu có).
Bên D:

– Tên cá nhân (hoặc doanh nghiệp):

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

– Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:

– Đại diện là Ông (Bà): Chức vụ:

– Giấy ủy quyền số: (nếu có).

Viết ngày tháng năm Do chức vụ: ký (nếu có).

Các bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:


Điều 1: Nội dung các hoạt động kinh doanh

(Có thể hợp tác trong sản xuất hàng hoá, xây dựng một công trình thu mua chế biến một hoặc một số loại sản phẩm, tiến hành một hoạt động dịch vụ,…).

Điều 2: Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn cung cấp thiếtbị vật tư.

(Có thể lập bảng chiết tính theo các mục trên)

Điều 3: Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ

1. Quy cách sản phẩm

– Hình dáng kích thước

– Màu sắc

– Bao bì

– Ký mã hiệu,…

2. Số lượng sản phẩm

– Số lượng sản phẩm trong năm sẽ sản xuất là

– Trong các quý

– Trong từng tháng của quý

3. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng như sau

(Dựa theo tiêu chuẩn, theo mẫu, theo hàm lượng chất chủ yếu, theo tài liệu kỹ thuật v.v…).

4. Thị trường tiêu thụ

a/ Các thị trường phải cung ứng theo chỉ tiêu pháp lệnh:

– Địa chỉ Dự kiến số lượng,…

b/ Các thị trường khác đã có đơn đặt hàng

– Địa chỉ Dự kiến số lượng,…

c/ Các thị trường có thể bán lẻ

– Địa chỉ Dự kiến số lượng
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên hợp doanh

1. Bên A

a/ Có các nghĩa vụ sau: (Theo trách nhiệm đã phân công)

b/ Các quyền lợi:

2. Bên B: (Ghi rõ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận).

3. Bên C:
Điều 5: Phương thức xác định kết quả kinh doanh và phân chia kết quả kinh doanh

1. Phương thức xác định kết quả kinh doanh

a. Dựa vào lợi nhuận do bán sản phẩm (hoặc các công trình hoàn thành được bên chủ đầu tư thanh toán) .

b. dựa vào các nguồn thu nhập khác (nếu có)

(Thu nhập này có thể là lãi, có thể là lỗ)

2. Phương thức phân chia kết quả kinh doanh

a. Các bên được chia lợi nhuận hoặc lỗ và rủi ro theo tỷ lệ tương ứng với phần trách nhiệm trong hợp doanh.

b. Tỷ lệ phân chia cụ thể được thỏa thuận trên cơ sở phần công việc được giao như sau:

– Bên A là % kết quả

– Bên B là %

– Bên C là %

Điều 6: Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng

1. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt % tổng trị giá vốn mà bên đó có trách nhiệm đóng (có thể xác định một khoản tiền cụ thể).

2. Ngoài tiền phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm còn phải bồi thường những mất mát hư hỏng tài sản, phải trả những chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà các bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba (ngoài hợp doanh) là hậu quả trực tiếp của vi phạm này gây ra.

3. Các bên vi phạm nghĩa vụ trách nhiệm đã quy định trong Điều 4 sẽ bị buộc phải thực hiện đầy đủ những quy định đó, nếu cố tình không thực hiện sẽ bị khấu trừ vào lợi nhuận, nếu nghiêm trọng có thể bị khấu trừ cả vào vốn góp (Tùy theo tính chất mức độ vi phạm cụ thể mà các bên sẽ họp quyết định mức phạt cụ thể vào biên bản).

Điều 7: Thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng

1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).

2. Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết.3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí Tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 8: Trường hợp cần sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

1. Trường hợp cần sử đổi hợp đồng

– Khi quyền lợi của một bên nào đó bị thiệt thòi do phân chia lợi nhuận không chính xác và công bằng, cần xác định lại phương thức phân chia kết quả.

– Phân công nghĩa vụ trách nhiệm chưa sát hợp với khả năng thực tế của một trong các bên.

– Khi cần thay đổi quy cách, chất lượng cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, hoặc thay đổi mẫu mã hàng hóa, thay đổi mặt hàng kinh doanh, v.v…

– Khi cần thay đổi số lượng vốn góp của một trong các bên.

2. Trường hợp cần chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

– Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động ghi trong hợp đồng này (do hoạt động trong hợp đồng vi phạm pháp luật).

– Khi gặp rủi ro (cháy, nổ, lụt…) làm cho một hoặc nhiều bên mất khả năng hoat động.

– Khi làm ăn thua lỗ trong tháng liên tiếp dẫn tới vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh toán.

3. Các bên phải tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn, xác định trách nhiệm tiếp theo của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng vào biên bản và phải thực hiện triệt để phần trách nhiệm của mình.

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Điều 10: Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … Đến ngày …

Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên …

Hợp đồng này được làm thành …. bản (có hay không có các trang tách rời nhau), có giá trị như nhau, mỗi bên giữ…. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ(Ký tên và đóng dấu)Chức vụ
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN CĐẠI DIỆN BÊN D
Chức vụ(Ký tên và đóng dấu)Chức vụ
(Ký tên và đóng dấu)
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới năm 2022

Một số lưu ý khi soạn thảo biên bảo thỏa thuận hợp tác

  • Thống nhất nội dung trước khi lập thành biên bản: Sau khi trao đổi về vấn đề hợp tác giữa hai bên, người soạn thảo nên chốt lại vấn đề với các bên tham gia một lần nữa nhằm chắc chắn thông tin để khi soạn thảo biên bản sẽ không bị sai lệch.
  • Sử dụng câu từ chính xác, rõ ràng: Cần thống nhất quan điểm nhất quán, rõ ràng câu từ và thuật ngữ sử dụng trong biên bản thỏa thuận hợp tác.
  • Đảm bảo đầy đủ thông tin theo thỏa thuận: Tuyệt đối không được lược bỏ các thông tin trong biên bản thỏa thuận bởi đây là căn cứ để các bên làm đúng trách nhiệm, nhận đúng quyền lợi trong mối quan hệ hợp tác mà họ tham gia.
  • Hình thức trình bày: Biên bản phải được trình bày khoa học, tránh dài dòng và thiết kế họa tiết sặc sỡ hay sử dụng các từ hoa mỹ không cần thiết, nên chú trọng đi vào nội dung trọng tâm cụ thể.
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới năm 2022

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác mới năm 2022“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, tạm dừng công ty,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, theo đó: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp, được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng BCC

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm