Tôi tên là Minh Trung, tôi muốn gia nhập lực lượng dân quân tự vệ ở xã tôi, bởi được duy trì an ninh trật tự trong khu vực mà tôi đang sống là mong ước bấy lâu nay. Tuy nhiên tôi không biết cách làm mẫu đơn để gia nhập lực lượng này như thế nào, trong mẫu đơn đó gồm nội dung gì vậy, luật sư có thể giải đáp giúp tôi về mẫu đăng ký dân quân tự vệ không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Mẫu đăng ký dân quân tự vệ theo quy định hiện hành” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Dân quân tự vệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định: dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.
Hiện nay, theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 có 5 thành phần dân quân tự vệ như sau:
– Dân quân tự vệ tại chỗ: lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, thôn và ở cơ quan, tổ chức.
– Dân quân tự vệ cơ động: lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Dân quân thường trực: lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
– Dân quân tự vệ biển: lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Điều kiện tham gia dân quân tự vệ gồm những gì?
Theo Điều 10 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về điều kiện và tiêu chuẩn tuyển chọn vào dân quân tự vệ như sau:
Điều 10. Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
1. Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ
.2. Việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật;
b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.
3. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được tuyển chọn vào đơn vị Dân quân tự vệ.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Mẫu đăng ký dân quân tự vệ theo quy định hiện hành
Đơn đăng ký dân quân tự vệ hay đơn xin tham gia dân quân tự vệ là mẫu đơn được lập ra để xin được tham gia dân quân tự vệ một cách tự nguyện. Căn cứ vào tinh thần tự nguyện đó, cơ quan nhà nước xem xét khả năng tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ và thực hiện những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó của cá nhân.
Hướng dẫn cách soạn thảo đơn đăng ký dân quân tự vệ
Phần Kính gửi: Ban chỉ huy quân sự (xã) nơi cá nhân nộp đơn
Phần thông tin cá nhân:
Ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm như trong giấy khai sinh bằng chữ in hoa
Mục ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD: Khai báo trung thực, chính xác
Chỗ ở hiện tại: Ghi theo tên địa chỉ nơi người làm đơn sinh sống (Số nhà, tên đường, khu phố, phường/xã,…)
Tình trạng sức khỏe: Ghi theo tình trạng sức khỏe tại thời điểm làm đơn (Tốt, bình thường,…)
Phần trình bày nguyện vọng: Trình bày nguyện vọng, mong muốn, mục đích tham gia lực lượng dân quân tự vệ
Lời cam đoan: Cam đoan khai trung thực, chính xác
Ký và ghi rõ họ tên
Chính sách pháp luật của Nhà nước đối với xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
Nhà nước chủ trương xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với luật Dân quân tự vệ
+ Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với dân quân tự vệ.
+ Thể chế đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân quân tự vệ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thực tiễn.
+ Khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật về dân quân tự vệ hiện hành; thu hút, nâng cao hiệu lực pháp lý một số quy định trong văn bản dưới luật; bổ sung quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm thấy phù hợp vào Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
+ Nghiên cứu những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, các nhóm giải pháp, kiến nghị, đề xuất rút ra từ tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ; tiếp thu những ý kiến hợp lý của cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo, bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, khả thi.
+ Nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc việc tổ chức dân quân, dân binh của một số nước trên thế giới, vận dụng phù hợp với điều kiện nước ta.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đăng ký dân quân tự vệ theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký dân quân tự vệ có bắt buộc không?
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
- Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không?
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm a khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực”.
Với quy định này thì hoàn toàn có thể tham gia dân quân tự vệ thay cho việc nhập ngũ. Tuy nhiên, để được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, khi tham gia dân quân tự vệ, phải có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực.
Quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
– Phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam…
– Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, diễn tập, hội thao.
– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.