Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp cá nhân, tổ chức hay chính quyền ngang nhiên lấn chiếm đất của người khác. Khi bị lấn chiếm đất đai, chủ thể bị lấn chiếm đất có quyền tố cáo, khiếu nại, khởi kiện về các hành vi phạm pháp có liên quan đến quyền sử dụng đất hợp pháp của chính mình. Vậy, Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai mới năm 2023 được trình bày như thế nào?
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý độc giả: “Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai mới năm 2023 “. Hy vọng bài viết có thể có thể giúp ích cho quý độc giả giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Cơ sở pháp lý
Lấn chiếm đất đai được định nghĩa như thế nào?
Vấn đề lấn chiếm đất để sử dụng là vấn đề diễn ra khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên về việc xử lý còn nhiều bất cập và chưa giải quyết được triệt để nên vấn đề này vẫn xảy ra ở nhiều nơi, do đó để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất thì các cấp có thẩm quyền cần phải xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi.
Căn cứ theo Điều 12 Luật đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định để giải thích về hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể hiểu lấn chiếm đất là việc một chủ thể sử dụng phần đất chuyển sang, lấn chiếm sang mốc giới hạn hoặc ranh giới ban đầu của mảnh đất đã được quy định để mở rộng thêm diện tích phần đất đó mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không được sự đồng ý của chủ sở hữu mảnh đất đã bị lấn chiếm.
Hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị xử phạt như thế nào theo luật định hiện hành?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Lấn, chiếm đất
- Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên. - Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
… - Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b)Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
Theo đó, căn cứ vào loại đất bị lấn chiếm và diện tích đất bị lấn chiếm để xác định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai theo quy định như trên.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Chú ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần cá nhân.
Nội dung đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai
Đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai là giấy tờ pháp lý được chủ thể dùng để nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết phần đất mà mình đã bị lấn chiếm một cách bất hợp pháp mà không thể giải quyết được với bên kia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo đảm tài sản mà mình đang có. Việc đó sẽ nhằm mục đích giải quyết một cách minh bạch, nhanh gọn và rõ ràng giữa các bên trong việc sử dụng đất và đòi lại phần đất bị lấn chiếm
Chủ thể bị lấn chiếm đất áp dụng quyền này được quy định tại Khoản 7, Điều 166 Luật Đất Đai 2013 về việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những các hành vi phạm pháp liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất hợp pháp của chính mình có thể là lấn chiếm đất , đó chính là quyền chung của người sử dụng đất.
Một đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai về việc lấn chiếm đất cần có những nội dung sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày… tháng… nă
- Tên đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai
- Kính gửi: nơi cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai
- Thông tin của bên đưa đơn kiện lấn chiếm đất: Họ tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD,
- Thông tin của bên bị khiếu nại lấn chiếm đất : Họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị khiếu nại
- Nội dung của đơn khiếu nại : Lý do nộp đơn khiếu nại , trình bày về hành vi lấn chiếm đất , việc lấn chiếm được thực hiện vào thời điểm nào, với diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, mảnh đất đó đứng tên của ai, việc khiếu nại này được thực hiện lần nào chưa, hậu quả của việc lấn chiếm ảnh hưởng đến những điều gì,…
- Yêu cầu của chủ thể nộp đơn khởi kiện : mong muốn của chủ thể bị lấn chiếm đất đối với cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, xác thực và công bằng , giải quyết để đòi lại phần đất bị lấn chiếm của mình, bảo đảm quyền và lợi ích về tài sản là quyền sử dụng đất,…
- Cam kết của người làm đơn kiện lấn chiếm đất
- Chữ ký ( ghi rõ họ tên ) của người làm đơn kiện.
Thông thường sẽ là xảy ra các trường hợp nộp đơn kiện trong khi vi phạm các hành vi lấn chiếm đất nhà hàng xóm. Để đơn kiện có tính xác thực cao thì chủ thể nộp đơn kiện lấn chiếm đất cần có những giấy tờ pháp lý đi kèm để đáp ứng đủ những thực tế của sự việc cũng như là chứng minh được mảnh đất của mình là hợp pháp và đó đã bị lấn chiếm trái pháp luật.
- Sổ hộ khẩu của người làm đơn kiện lấn chiếm đất
- CCCD/ Hộ chiếu/ CMND
- Chứng cứ cho rằng hành vi đã vi phạm lấn chiếm đất được thực hiện có thể là hình ảnh, video, hoặc cuộc đối thoại giữa hai bên,…
- Các văn bản liên quan đến mảnh đất bị lấn chiếm có ảnh hưởng đến tài sản của người làm đơn kiện như giá trị của mảnh đất, diện tích đất, mức tổn thất ,…
- Xác nhận của người có thể đưa ra làm chứng việc lấn chiếm như hàng xóm, người thân trong gia đình, cơ quan chức năng có liên quan,… đã xác nhận được việc có hành vi lấn chiếm đất.
Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai mới năm 2023
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục lập vi bằng được thực hiện ra sao theo quy định?
- Thất nghiệp tự nhiên là gì theo quy định 2023?
- Những loại đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Bị sảy thai có được hưởng thai sản không theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai mới năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Công chứng tại nhà Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp:
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.
– Các đương sự không có các loại giấy tờ trên nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó) thì thời hiệu khởi kiện không được áp dụng.
– Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (cụ thể là tranh chấp đất đai) được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.