Trong thời buổi hiện nay, khi mà các công nghệ đều được hiện đại hóa thì việc sử dụng tiền mặt như trước đây cũng không còn phổ biến. Hiện nay, người ta thường sử dụng các công cụ thanh toán như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ visa,.. để mua bán trao đổi. Trong một số trường hợp, người dân có thể làm đơn đề nghị phong tỏa tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu xét thấy việc làm này là cần thiết. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản tại đâu? Thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài khoản thuộc về ai? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Các trường hợp bị phong tỏa tài khoản
Thực tế, việc sử dụng các thẻ thanh toán đang dần trở nên phổ biến thay vì sử dụng tiền mặt như trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích mang lại, nhiều trường hợp chủ tài khoản bị phong tỏa tài khoản mà không biết nguyên nhân. Vậy căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Các trường hợp bị phong tỏa tài khoản gồm những trường hợp nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
(1) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(2) Tổ chức thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót;
(3) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về phát sinh tranh chấp tài khoản thanh toán chung.
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện về lý do và phạm vi phong tỏa.
Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản phải được bảo toàn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trong trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản năm 2024
Trong quá trình giải quyết vụ án, chị B nhận thấy anh C có tiền trong tài khoản nhưng anh C lại không tự nguyện phong tỏa tài khoản của anh. Khi đó, chị B muốn đề nghị lên cơ quan cấp trên yêu cầu anh C phong tỏa tài khoản nhưng không biết soạn mẫu đơn này thế nào. Mời quý độc giả tham khảo và tải về Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản chuẩn quy định tại đây:
Hướng dẫn và lưu ý khi làm đơn đề nghị phong tỏa tài khoản
Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản là mẫu đơn được dùng để nộp cho cơ quan có thẩm quyền nhằm phong tỏa tài khoản trong những trường hợp cần thiết. Thực tế mẫu đơn này thường được sử dụng trong các vụ tranh chấp liên quan đến tiền bạc. Vậy căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, cách làm đơn đề nghị phong tỏa tài khoản như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
-Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gửi đơn đề nghị phong tỏa tài khoản
-Họ, tên và địa chỉ của người gửi đơn đề nghị phong tỏa tài khoản:
-Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc đề nghị phong tỏa tài khoản thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
-Nếu là người được ủy quyền đề nghị phong tỏa tài khoản thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
-Nếu người đề nghị phong tỏa tài khoản không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
-Ghi tóm tắt nội dung đề nghị phong tỏa tài khoản; ghi rõ cơ sở của việc đề nghị phong tỏa tài khoản; yêu cầu giải quyết đề nghị phong tỏa tài khoản.
Thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài khoản
Đề nghị phong tỏa tài khoản là yêu cầu thường thấy trong các vụ việc tố tụng, thường liên quan đến việc ngăn chặn sự gia tăng tài sản của hoạt động tội phạm,… Trong đó, chỉ các cơ quan có thẩm quyền nhất định mới có quyền phong tỏa tài khoản theo quy định. Vậy căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài khoản thuộc về ai, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư 02/2019/TT-NHNN thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trong đó bao gồm ngân hàng, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, …) thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng các trường hợp sau:
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi Có ghi nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán;
- Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
Trong đó, việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành mới có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biện pháp cưỡng chế.
Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự, việc phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án. Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Còn trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Do đó, theo như bạn trình bày thì chỉ những trường hợp đặc biệt thì công an huyện B hay cơ quan, nhà nước có thẩm quyền mới có thể yêu cầu chủ tài khoản tại các tổ chức tín dụng bị phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật để làm rõ, xác minh vụ việc.
Khuyến nghị: Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ Đổi tên giấy khai sinh tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài khoản“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện:
– Khi kết thúc thời hạn phong tỏa;
– Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
– Tổ chức cung ứng dịch đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
– Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản chung về việc đã giải quyết được tranh chấp tài khoản thanh toán.
Căn cứ quy định tại Điều 438 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc phong tỏa tài khoản với pháp nhân quy định như sau:
– Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
– Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
– Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
– Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.