Giấy tờ cá nhân liên quan mật thiết đến các thủ tục hành chính, do đó trường hợp xảy ra làm mất giấy tờ. Cá nhân nhanh chóng thực hiện ngay đơn trình báo mất giấy tờ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trường hợp được cấp lại thì thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự để tiến hành được cấp phép lại các giấy tờ đã mất. Bài viết dưới đây của Luật sư X hướng dẫn quý đọc giả tải xuống mẫu đơn trình báo mất giấy tờ theo luật định và trình tự, thủ tục cấp lại đối với 1 số loại giấy tờ tiêu biểu. Mời quý đọc giả đón xem!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 05/1999/NĐ-CP
- Nghị định 170/2007/NĐ-CP
- Thông tư 07/2016/TT-BCA
- Thông tư 59/2019/TT-BTC
Trình báo mất giấy tờ bao gồm nội dung
Việc để thất lạc, bị mất, thậm chí là bị trộm mất các giấy tờ cá nhân quan trọng như Chứng minh nhân dân, bằng lái xe,… có lẽ ai cũng từng một lần trải qua. Khi không có các giấy tờ này sẽ làm cho việc thực hiện các giao dịch dân sự, thủ tục hành chính… gặp nhiều hạn chế và khó khăn.
Do vậy, người dân cần nhanh chóng làm đơn trình báo mất giấy tờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ tìm kiếm. Đồng thời, Đơn trình báo cũng được dùng nhằm xác nhận cá nhân đã làm mất các giấy tờ để tiến hành làm thủ tục làm lại giấy tờ.
Mẫu Đơn chung để trình báo mất giấy tờ sẽ gồm các nội dung sau:
– Họ tên người trình báo;
– Địa chỉ, số điện thoại liên hệ;
– Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
Trường hợp đối tượng trình báo là tổ chức thì gồm các nội dung:
– Tên Công ty;
– Địa chỉ trụ sở;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tin của người đại diện.
Đặc biệt, trong Đơn phải có các thông tin về giấy tờ bị mất, khoảng thời gian bị mất, hoàn cảnh, lý do bị mất giấy tờ và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc cá nhân bị mất giấy tờ đã nêu.
Tải xuống mẫu đơn trình báo mất giấy tờ theo luật định
Hướng dẫn viết đơn trình báo mất giấy tờ theo luật định
Khi làm Đơn trình báo mất giấy tờ, cần lưu ý những nội dung như sau:
– Trình bày đúng sự thật việc mất giấy, đảm bảo các thông tin cung cấp trong đơn trình báo là chính xác.
– Ghi rõ số lượng, đặc điểm giấy tờ bị mất như: Ngày cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp,…
– Thông tin người trình báo cần viết đầy đủ bao gồm: Họ và tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ.
Ghi những thông tin này chính xác và rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có thể liên hệ dễ dàng với người trình báo.
– Trình bày cụ thể lý do mất, khoảng thời gian làm mất và các sự kiện kèm theo, đồng thời ghi lý do làm Đơn trình báo mất giấy tờ để cơ quan có thẩm quyền có thể nắm bắt được.
– Đơn trình báo mất tài sản cần có đầy đủ chữ ký của người làm đơn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Trường hợp mất giấy tờ là Chứng minh nhân dân
Nếu bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân hoặc đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công nhân (đối với tỉnh, thành phố đã được cấp Căn cước công nhân).
Thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân
Căn cứ Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, mục 2 Nghị định 170/2007/NĐ-CP, người bị mất Chứng minh nhân dân đến cơ quan Công an nơi đăng ký thường trú làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân.
Thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
+ Đơn đề nghị có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú;
+ Hộ khẩu thường trú.
Bước 2: Tới công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú thực hiện thủ tục
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
– Chụp ảnh;
– In vân tay hai ngón trỏ.
Bước 3: Nộp lệ phíLệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện) do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC).
Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc (theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP).
Thủ tục đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công nhân
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA, thủ tục đổi Chứng minh thư nhân dân sang Căn cước côn dân được thực hiện như sau:
Bước 1: Đem sổ hộ khẩu đến công an quận, huyện nơi đăng ký thường trú để thực hiện thủ tục.
Bước 2: Điều thông tin vào Tờ khai căn cước công dân, sau đó xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả Căn cước công dân và nộp lệ phí 30.000 đồng (theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC).
– Thời gian giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc (Điều 25 Luật Căn cước công nhân 2014).
Ngoài ra, dự kiến sắp tới, người dân sẽ được đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công nhân có gắn chíp từ 01/01/2021
Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe
Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe;
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí
– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe bị mất được quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC là 135.000 đồng/lần.
– Trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết, thực hành
Trong đó, quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết; Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Cụ thể, phí sát hạch lái xe quy định như sau:
+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
+ Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận Giấy phép lái xe cấp lại
Thời gian cấp lại giấy phép lái xe là 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch (Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới năm 2023
- Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản – Tải xuống ngay
- Năm 2023, môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tải xuống mẫu đơn trình báo mất giấy tờ theo luật định” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Làm sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại điểm Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến giấy phép lái xe như sau:
– Đối với xe máy:
+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
– Đối với xe ô tô:
+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng.
– Ngoài ra đối với hành vi khai mất để xin cấp thêm Giấy phép lái xe khác mà gian dối thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
Do đó, đối với hành vi khai báo không trung thực để thì lại hoặc cấp lại Giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT), trường hợp người có hành vi gian dối, khai báo không đúng sự thật để được cấp lại Giấy phép lái xe còn có thể bị thu hồi Giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thông giấy phép lái xe và không được cấp giấy phép lái xe trong vòng 5 năm.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ như trên để làm lại giấy phép lái xe khi bị mất.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA về đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
(1) Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8 Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015: “Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.”
(2) Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
(3) Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
(4) Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
(5) Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
(6) Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
(7) Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để phối hợp.
(8) Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
(9) Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ có các yêu cầu về giao dịch dân sự, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.