Mỗi ngày, có rất nhiều công ty được thành lập và cũng có nhiều công ty do không thể tiếp tục kinh doanh mà phải đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản. Khi muốn thành lập doanh nghiệp, công ty là thủ tục pháp lý khá đơn giản. Tuy nhiên, khi nói đến thủ tục phá sản, quá trình này phức tạp hơn nhiều. Vậy Điều kiện để tuyên bố phá sản là gì? Thủ tục phá sản là gì và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản là gì? Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023 như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Phá sản là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014, bao gồm:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông đều trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản
Theo khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Điều kiện cần để thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp
Để thực hiện thủ tục phá sản, cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán: là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp; đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nếu có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp
Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và gửi quyết định cho các bên liên quan.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính của doanh nghiệp, Tòa án tiến hành thủ tục phá sản.
Đối với chủ nợ, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý phải lập danh sách chủ nợ, Niêm yết danh sách chủ nợ.
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm
- Trình tự mở thủ tục phá sản theo quy định năm 2023
- Điều kiện và thủ tục phá sản công ty hợp danh như thế nào?
- Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài ?
Câu hỏi thường gặp
Không mở thủ tục phá sản
– Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán
– Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quyết.
Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản:
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:
– Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
– Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả – Lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
– Từ bỏ quyền đòi nợ;
– Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong đó, các giao dịch trên là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.