Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

bởi PhamThanhThuy
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Chào Luật sư, hiện nay tôi muốn kinh doanh bán bình gas. Hôm qua, tôi có liên hệ bên công ty muốn làm hợp đồng mua bán gas thì công ty họ yêu cầu tôi có các loại giấy tờ sau: Giấy đăng ký kinh doanh. giấy đủ điều kiện bán lẻ gas, giấy phòng cháy chữa cháy… Không biết thủ tục xin giấy đăng ký hộ kinh doanh hiện nay có khó không? Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được quy định như thế nào?


Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được quy định như sau:

“Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

  1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
    b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
    c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
    d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
  3. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  4. Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
  5. Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.”
    Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được quy định cụ thể như trên.
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục VI-1 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thì giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được quy định như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN…PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCHCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Số:……………

Đăng ký lần đầu, ngày……tháng……năm……

Đăng ký thay đổi lần thứ:……, ngày……tháng……năm……

1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):

2. Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:

Điện thoại: Fax:

Email: Website:

3. Ngành, nghề kinh doanh:

4. Vốn kinh doanh:

5. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh (ghi một trong các chủ thể sau): Cá nhân/Các thành viên hộ gia đình

6. Thông tin về chủ hộ kinh doanh

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa):

Giới tính:

Sinh ngày: / / Dân tộc:  Quốc tịch:

Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:

Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:

Ngày cấp: / / Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Địa chỉ liên lạc:

7. Danh sách thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh (chỉ ghi trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh):

STTTên thành viênQuốc tịchĐịa chỉ liên lạcĐịa chỉ thường trúSố Giấy tờ pháp lý của cá nhânGhi chú
       
  TRƯỞNG PHÒNG(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì:

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mức lệ phí đăng ký cư trú. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Các loại thuế mà Hộ kinh doanh phải nộp gồm những gì?

1. Thuế môn bài:=
2. Thuế giá trị gia tăng (VAT): Căn cứ vào Luật Thuế Giá trị gia tăng thì tùy theo mặt hàng mà hộ kinh doanh của bạn kinh doanh để áp mức thuế suất phù hợp, với mức thuế suất là 0% (mặt hàng không chịu thuế VAT), 5% và tối đa là 10%. Cách tính Thuế VAT = Doanh thu hàng tháng x Tỷ lệ Giá trị gia tăng/doanh thu (quy định theo khu vực địa lý và loại hàng hóa, dịch vụ) x Thuế suất VAT.
3. Thuế thu nhập cá nhân: cá nhân kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thua nhập cá nhân; nếu doanh thu thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Tên gọi của hộ kinh doanh có những gì cần lưu ý?

Khi đăng ký hoạt động hộ kinh doanh, đồng thời với đó là việc đăng ký tên cho hộ kinh doanh, việc lựa chọn một tên gọi cho cơ sở kinh doanh của mình là do các thành viên trong hộ kinh doanh quyết định, tuy nhiên việc lựa chọn tên gọi đó đồng thời cũng phải tuân theo quy định của pháp luật về tên gọi của hộ kinh doanh. Cụ thể:
– Mỗi hộ kinh doanh có một tên gọi riêng, tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
+ Loại hình “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh….

Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh như thế nào?

Danh mục ngành nghề kinh doanh được quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề theo quy định. Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành 

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm