Hướng dẫn quy trình thành lập hợp tác xã mới nhất

bởi Vương Bùi

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên việc thành lập hợp tác xã phải được thực hiện theo quy trình thủ tục pháp luật quy định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn quy trình thành lập hợp tác xã mới nhất. 

Căn cứ pháp luật.

Nội dung tư vấn.

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do ít nhất 07 thành viên (có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thành lập hợp tác xã.

Theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cần đáp ứng đủ 4 điều kiện sau đây:

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã.

Hồ sơ đăng ký đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký kinh doanh hợp tác xã theo mẫu
  • Điều lệ hợp tác xã (bản chính)
  • Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên (bản chính)
  • Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (bản chính)
  • Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên Ban quản trị, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định của pháp luật.
  • Đối với những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu chứng chỉ hành nghề, thì phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề
  • Đối với những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định, thì phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã 2012, Điều 7 và Điều 9 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, không vi phạm các quy định tại Điều 8 và Điều 10 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định tên, biểu tượng của mình nhưng không trái với quy định của pháp luật. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã” hoặc “Liên hiệp hợp tác xã”.
  • Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
  • Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.

Trụ sở chính của hợp tác xã.

Có trụ sở chính phù hợp với quy định của pháp luật

  • Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bài viết xem thêm.

Thủ tục giải thể hợp tác xã

Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh ở huyện Thanh Trì

Quy trình thành lập hợp tác xã.

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ gồm các giấy tờ nếu trên

Bước 2Nộp hồ sơNgười đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của hợp tác xã dự định thành lập nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính; đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ thành lập qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan có thẩm quyền thành lập hợp tác xã, tuy nhiên khi đến nhận giấy chứng nhận thành lập phải nộp hồ sơ bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ.

Bước 3Tiếp nhận hồ sơ Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ tới Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hợp tác xã. Cơ quan chức năng sẽ cấp một giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả là 5 ngày làm việc.

Bước 4Nhận kết quảSau 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoàn trả kết quả. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ nội dung, còn thiếu hay sai sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo bằng văn bản và nếu rõ lý do; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ nội dung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh loại hình hợp tác xã.

Hy vọng bài viết hữu ích!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp.

Người nước ngoài có thể trở thành thành viên của hợp tác xã?

Theo quy định tại điều 13 luật hợp tác xã 2012; người nước ngoài cứ trú hợp pháp tại Việt Nam có thể trở thành thành viên của hợp tác xã tại Việt Nam.

Người thừa kế của thành viên hợp tác xã có thể trở thành thành viên hợp tác xã không?

Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên.

Hợp tác xã liên hiệp là gì?

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Khi tham gia thành lập hợp tác xã có được Nhà nước hỗ trợ gì không?

Nhà nước có các chính sách hỗ trợ với hợp tác xã như sau:
– Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
– Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
– Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
– Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
– Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội
– Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm