Việc cha mẹ chuyện nhượng đất cho con cái không phải là hiếm gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được quy định của pháp luật về chuyển nhượng đất cho con như thế nào. Đặc biệt về giấy chuyển nhượng đất cho con phải được thực hiện theo quy định mới có hiệu lực. Dưới đây là Mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con chính xác đầy đủ của Luật sư X, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để chuyển nhượng đất cho con
Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định khi chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.“
Thông thường khi thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế chỉ cần có đủ 04 điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải đáp ứng thêm điều kiện khác như: Người nhận chuyển quyền không thuộc đối tượng cấm nhận chuyển nhượng, tặng cho theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013; chuyển nhượng, tặng cho có điều kiện theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013.
Điều kiện để con được nhận chuyển nhượng đất từ bố mẹ
Quyền sử dụng đất phải không thuộc 1 trong 4 trường hợp sau tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì mới được phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.“
Mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con chính xác đầy đủ năm 2022
Bố mẹ chuyển nhượng đất cho con trong 2 trường hợp:
- 1 là bán;
- 2 là tặng cho.
Nếu là trường hợp đầu thì mẫu đơn cần làm là đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Còn trường hợp thứ 2 thì sẽ làm đơn tặng cho quyền sử dụng đất. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà lựa chọn mẫu đơn tương ứng.
Mẫu đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con
Mẫu đơn tặng cho quyền sử dụng đất cho con
Giấy chuyển nhượng đất cho con có cần phải công chứng không?
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Như vậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong mọi trường hợp bao gồm cả trường hợp bố mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con đều phải làm hợp đồng, hợp đồng phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.
Tuy nhiên hiện nay, vì ngại làm các thủ tục công chứng thêm với sự tin tưởng giữa người nhà với nhau, nhiều người đã lựa chọn giấy chuyển nhượng đất viết tay. “Viết tay” có nghĩa là đơn chuyển nhượng đất không được mang đi công chứng, chứng thực. Vậy trong trường hợp này, giấy chuyển nhượng đất viết tay có hiệu lực hay không?
Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Như vậy, khi bố mẹ chuyển nhượng đất cho con, dù hợp đồng không công chứng nhưng chỉ cần các bên đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong hợp đồng thì không cần phải công chứng, chứng thực vẫn được xem là hợp đồng có hiệu lực.
Bố mẹ chuyển nhượng đất cho con có phải đóng thuế phí không?
Trường hợp phải đóng thuế phí
Nếu việc chuyển nhượng đất giữa bố mẹ cho con cái là giao dịch mua bán đất thì trường hợp này cần phải đóng thuế chuyển nhượng đất. Cụ thể, có 2 loại thuế cần phải đóng sau đây:
- Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng nhà đất (thường do bên bán đóng, tuy nhiên có thể thỏa thuận);
- Thuế trước bạ nhà đất (thường do bên mua đóng, tuy nhiên có thể thỏa thuận);
- Các khoản phí hành chính khác khi làm thủ tục.
Trường hợp không phải đóng thuế phí
Nếu việc chuyển nhượng đất của bố mẹ thuộc trường hợp tặng cho con cái thì cả bố mẹ lẫn con cái đều không phải đóng thuế đất.
Cụ thể, tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về thu nhập được miễn thuế như sau:
“1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau“.
Điều 10 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn lệ phí trước bạ như sau:
“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.“
Lưu ý: Chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ, còn vẫn phải đóng các khoản phí hành chính cơ bản khác khi làm các thủ tục công chứng tặng cho quyền sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất nhanh chóng, trọn gói
- Phạt chậm nộp thuế chuyển nhượng nhà đất năm 2022
- Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con chính xác đầy đủ năm 2022” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, thủ tục thu hồi đất,… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật đất đai 2013 quy định tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán thông qua hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, tặng cho quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay được hiểu là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực.
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thì các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng và chứng thực thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, nếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay không được công chứng chứng thực thì không có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng giấy chuyển nhượng đất cho con gồm các giấy tờ sau:
“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực…”