Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023

bởi Thanh Tri
Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023

Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là một trong những giấy tờ cần thiết đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân đang muốn nhập khẩu thực vật vào Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe và an toàn thực phẩm, tránh được các tác nhân gây hại cho cây trồng và môi trường. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được cấp bởi các cơ quan quản lý chuyên trách về kiểm dịch thực vật tại Việt Nam. Trong đó, giấy phép này ghi rõ các thông tin về sản phẩm, nguồn gốc của sản phẩm, hoạt động kiểm dịch đã được thực hiện và kết quả kiểm dịch. Việc có được giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp hoặc cá nhân không chỉ đảm bảo được chất lượng sản phẩm được nhập khẩu mà còn tránh được các rủi ro liên quan đến vi phạm pháp luật về kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.

Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

Định nghĩa giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Khái niệm kiểm dịch thực vật cũng được các tác giả xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Hopper xác định kiểm dịch thực vật là hoạt động “liên quan đến việc ngăn chặn sự xuất hiện và thiết lập quần thể sâu bệnh vào khu vực địa lý mới”. Các tác giả Khetarpal và Gupta thì cho rằng, kiểm dịch thực vật là “để ngăn chặn sự xâm nhập sâu bệnh (bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, côn trùng và cỏ dại) có hại cho nông nghiệp của một quốc gia/tiểu bang/khu vực… và khi chúng xuất hiện thì ngăn chặn việc thiết lập quần thể và lan rộng”. Cùng quan điểm này, FAO tại Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) xác định kiểm dịch thực vật là “tất cả những hoạt động được tạo ra nhằm ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc để đảm bảo kiểm soát chính thức những dịch hại đó”.

Kiểm dịch thực vật có vai trò bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động và thực vật. Nhìn chung, với mục đích ngăn chặn các sinh vật gây hại, hoạt động này bảo vệ con người và động, thực vật khỏi các dịch bệnh liên quan đến động vật, thực vật, cũng như bảo vệ con người, động vật, thực vật khỏi các tác động tiêu cực khác từ chính động vật và thực vật.

Kiểm dịch thực vật là hoạt động quản lý của nhà nước đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, vi sinh vật có hại xâm nhập vào lây lan trong lãnh thổ nước ta. Cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

Kiểm dịch thực vật là hoạt động có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái quốc gia, nên việc kiểm dịch phải đảm bảo nguyên tắc: Kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu. Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.

Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là văn bản do cơ quan nhà nước (Cục bảo vệ thực vật) cấp cho cá nhân, tổ chức nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam trên cơ sở đơn đề nghị của họ.

Hoạt động nhập khẩu ở đây bao gồm: các hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái nhập lô vật thể, chuyển cửa khẩu và chuyển vào kho ngoại quan.

Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là giấy tờ thuộc hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, là văn bản chứng minh hoạt động hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhập khẩu, là cơ sở để nhà nước quản lý hoạt động kiểm dịch một cách nghiêm ngặt và hiệu quả, là sự đánh giá sơ bộ, ban đầu của cơ quan nhà nước trước khi đi vào kiểm dịch sâu hơn, chuyên môn hơn.

Hồ sơ, thời hạn, cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện như sau:

Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật tới cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Bản sao Hợp đồng thương mại; Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu).

Khi tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Mẫu số 05/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Hiệu lực của Giấy phép: Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng mặt hàng nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.

Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023
Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023

Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp để chỉ ra rằng các lô hàng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật phẩm được quản lý khác đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu cụ thể và phù hợp với tuyên bố xác nhận của giấy chứng nhận mẫu phù hợp. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật chỉ nên được cấp cho mục đích này.

Giấy chứng nhận mẫu cung cấp một từ ngữ và định dạng tiêu chuẩn cần được tuân theo để chuẩn bị các giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật chính thức. Điều này là cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ của các tài liệu, chúng được dễ dàng nhận ra và thông tin thiết yếu được báo cáo.

Các nước nhập khẩu chỉ nên yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng được quản lý. Chúng bao gồm các mặt hàng như cây, củ và củ, hoặc hạt giống để nhân giống, trái cây và rau, hoa và cành cắt, ngũ cốc và chất trồng. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng có thể được sử dụng cho một số sản phẩm thực vật đã được chế biến mà các sản phẩm đó, về bản chất của chúng hoặc quá trình chế biến của chúng, có khả năng đưa các loài gây hại được điều chỉnh (ví dụ như gỗ, bông). Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng có thể được yêu cầu đối với các mặt hàng được quản lý khác khi các biện pháp kiểm dịch thực vật được chứng minh về mặt kỹ thuật (ví dụ: thùng rỗng, phương tiện và sinh vật).

Các nước nhập khẩu không nên yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm thực vật đã được chế biến theo cách mà chúng không có khả năng lây nhiễm các loài gây hại đã được quản lý hoặc đối với các sản phẩm khác không yêu cầu các biện pháp kiểm dịch thực vật .

Các Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) nên đồng ý song phương khi có sự khác biệt giữa quan điểm của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu về lý do yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật . Những thay đổi liên quan đến yêu cầu đối với giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải tôn trọng các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử.

Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [15.54 KB]

Hướng dẫn điền mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

  • (1) Ghi tên cá nhân, tổ chức gửi đơn đề nghị cấp giấy phép
  • (2) Ghi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, ghi địa chỉ thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố).
  • (3) Ghi tên nước xuất khẩu
  • (4) Ghi liệt kê những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
  • (5) Ghi tên cửa khẩu được phép nhập khẩu
  • (6) Ghi tên cơ quan hoàn tất thủ tục kiểm dịch
  • (7) Ghi lộ trình di chuyển, có điểm xuất phát và điểm kết thúc
  • (8) Ghi nơi sử dung, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố

Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật ký tên và đóng dấu.

Lưu ý: Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu này được lập thành 4 bản:

  • Một bản do cơ quan đặt hàng giữ;
  • Một bản do cơ quan nhập khẩu giữ;
  • Một bản lưu tại cơ quan kiểm dịch thực vật của địa bàn có cửa khẩu mà hàng thực vật nhập vào;
  • Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.

Cơ quan kiểm dịch thực vật nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu nhận được.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đăng ký bản quyền Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp nào được miễn kiểm dịch thực vật?

các trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật (KDTV) gồm:
– Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng:
– Nhỏ hơn hoặc bằng 01 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối – với 01 chủng loại giống cho 01 lần nhập khẩu, xuất khẩu;
– Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường;
– Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh;
– Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia;
– Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia;
– Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.

Ai cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật?

Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh được Cục Bảo vệ thực vật uỷ quyền cấp giấy chứng nhận (dưới đây gọi tắt là cơ quan kiểm dịch thực vật).

Tại sao phải làm kiểm dịch thực vật?

Kiểm dịch thực vật là công việc mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra hàng hóa thực vật để tránh trường hợp lây lan những dịch bệnh nguy hiểm (do virus hoặc mầm bệnh, côn trùng) gây ảnh hưởng đến thực vật (nông sản) và con người tại lãnh thổ Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm