Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vì một số lý do bất đắc dĩ như dịch bệnh, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài không thể về nước để thực hiện các thủ tục trả nợ cho các ngân hàng mà mình đang vay vốn. Cho nên nhiều người đã nghĩ ra ý tưởng uỷ quyền cho người thân tại Việt Nam trả nợ ngân hàng thay cho mình. Vậy quy định về mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022 như thế nào? Tải xuống mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022 như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là uỷ quyền?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện; và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền); hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Theo quy định tại Điều 562 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền:
– Quyền của bên được ủy quyền:
- Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
– Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền:
– Quyền của bên ủy quyền:
- Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
- Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
– Nghĩa vụ của bên ủy quyền:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Có được uỷ quyền cho người thứ ba trả nợ thay cho mình?
Theo quy định tại Điều 283 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba như sau:
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 370 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về chuyển giao nghĩa vụ như sau
– Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
– Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Như vậy theo quy định, bạn có quyền uỷ quyền cho người thứ ba trả nợ thay cho mình, và kể từ thời điểm hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực thì bên thứ 3 phải có nghĩa vụ trả nợ cho bạn.
Mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-***————
GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v thu hồi nợ……..theo hợp đồng số…../20…..)
Hôm nay, ngày …. tháng…. năm 20…, tại địa chỉ: Số nhà……, ngõ………, đường…….., phường…….., quận………, thành phố Hà Nội.
Bên ủy quyền (Sau đây gọi là Bên A): Bà …
Chứng minh nhân dân số: … do Công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà …, phường … quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Bên nhận ủy quyền (Sau đây gọi là Bên B): Ông …
Hộ chiếu số: ………………………. Ngày cấp: ……./……../….
Nơi cấp: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh
Địa chỉ: Thôn …………….., xã …………….., huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Theo biên bản xác nhận nợ lập ngày … tháng … năm 20… tại … thuộc Công ty Cổ Phần …, Ông … (Giám đốc Công ty Cổ Phần …) có vay của bà … tiền mặt và … để đầu tư khai thác … theo hợp đồng mà công ty Cổ phần … đã ký với công ty Cổ Phần …
– Tiền mặt: ………….. đồng (……… đồng);
– …. quy đổi thành tiền mặt là ………. đồng (…….. đồng);
Tổng số tiền còn nợ đến thời điểm hiện tại là: ……….. đồng (Bằng chữ: …….. đồng).
Bằng văn bản này, Bà … quyền cho Ông …với nội dung:
1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.
2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi Bên B hoàn thành công việc mà Bên A đã ủy quyền. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký và ghi rõ họ tên) | BÊN NHẬN UỶ QUYỀN (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022
Sau đây là mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022. Mời bạn đọc xem trước mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022 và tải xuống mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022 tại đây.
Hồ sơ công chức mua ở đâu?
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
- Chi phí thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc xin xác nhận tình trạng hôn nhân; muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 563 Bộ Luật Dân sự 2015 thời hạn ủy quyền như sau:
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Theo quy định tại Điều 564 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về ủy quyền lại như sau:
– Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
– Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
– Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Theo quy định tại Điều 569 BLDS 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.