Để chủ đầu tư dự án lựa chọn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình thì các nhà thầu có thế chào hàng canh tranh với nhau. Để có thể lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất thì chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu chào hàng cạnh tranh đối với các nhà thầu. Để yêu cầu chào hàng bên mời thầu cần chuẩn bị bộ hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh. Dưới đây là mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh chuẩn quy định 2023, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của LSX để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho những gói thầu nào?
Để có thể lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất thì bên mời thầu sẽ dựa vào hồ sơ chào hàng của các nhà thầu. Tuy nhiên việc chào hàng cạnh tranh chỉ được áp dụng với một số đối tượng theo quy định. Bên mới thầu muốn yêu cầu chào hàng cần nắm được quy định này. Vậy, chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho những gói thầu nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Theo Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo một trong hai hình thức:
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với:
(1) Gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng và thuộc một trong các trường hợp:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
(2) Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đổng và thuộc một trong hai trường hợp:
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
(3) Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Các loại mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh hiện nay
Để các nhà thầu thực hiện chào hàng đối với gói thầu của mình thì bên mời thầu cần có hồ sơ hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh. Pháp luật đã có hướng dẫn về hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh. Nếu bạn chưa biết chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh nhưu thế nào, hãy tham khảo các loại mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh hiện nay dưới đây nhé.
Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo:
– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan.
Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
– Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
– Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm:
– Các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;
– Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;
– Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh rút gọn
Bên mời thầu cần chuẩn bị bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung:
– Phạm vi công việc;
– Yêu cầu về kỹ thuật;
– Thời hạn hiệu lực của báo giá;
– Thời điểm nộp báo giá;
– Các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao;
– Dự thảo hợp đồng;
– Thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá);
– Các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.
Trình tự và thủ tục chào hàng cạnh tranh thông thường
Việc yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục pháp luật quy định. Do đó, bên mời thầu cũng như các nhà thầu cần nắm được trình tự và thủ tục chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào? Dưới đây là trình tự và thủ tục chào hàng cạnh tranh thông thường, bạn có thể tham khảo.
Căn cứ vào Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
– Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;
+ Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
– Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
– Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
– Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
– Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu.
Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung:
+ Tên nhà thầu;
+ Giá chào;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất;
+ Giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
Bước 3: Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
– Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
– Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
– Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh chuẩn quy định 2023″ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 23 Luật đấu thầu 2013 quy định chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
– Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Căn cứ Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
– Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
– Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
– Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.