Mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023

bởi Ngọc Gấm
Tải xuống mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023

Chào Luật sư, ngân hàng nơi tôi đang công tác đang khoảng thời gian khó khăn trong việc thu hồi lại các nguồn vốn đầu tư do việc suy giảm các các dự án bất động sản. Chính vì thế hiện nay về phía lãnh đạo doanh nghiệp đang có nhu cầu vay một khoản vay đặc biệt từ phía ngân hàng nhà nước để cứu cánh cho tình thế khó khăn này. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023 như thế nào ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc cho vay đặc biệt tại Việt Nam

Để có thể hỗ trợ kịp thời các ngân hàng trước nguy cơ xoay vòng vốn không thành công, dẫn đến nguy cơ phá sản, pháp luật Việt Nam đã cho phép các tổ chức tín dụng được quyền xin vây vốn đặc biệt trong một khoản thời gian nhất định để cứu cánh tạm thời trước nguy cơ phá sản.

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc cho vay đặc biệt, xử lý khoản cho vay đặc biệt như sau:

– Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này, số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay (bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn) thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.

– Việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

– Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, Điều 6 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; đối với các nội dung của khoản cho vay đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc

 đã được phê duyệt tại phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.

– Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư này, số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay (bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn) thực hiện theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay.

– Đồng tiền cho vay đặc biệt là đồng Việt Nam.

– Việc nhận, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Quy định về việc chuyển khoản cho vay đặt biệt tại Việt Nam

Để tiền được chuyển từ ngân hàng nhà nước sang tiền trong các tổ chức tài chính một cách an toàn và có tổ chức, pháp luật Việt Nam đã quy định về việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt thống nhất trên phạm vi cả nước.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt như sau:

Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, khoản cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành khoản cho vay đặc biệt như sau:

– Đối với trường hợp số dư cho vay tái cấp vốn còn trong hạn, số dư nợ gốc cho vay tái cấp vốn được chuyển thành số dư nợ gốc cho vay đặc biệt, số dư nợ lãi cho vay tái cấp vốn được chuyển thành số dư nợ lãi cho vay đặc biệt, ngày đến hạn của khoản cho vay đặc biệt là ngày đến hạn của khoản cho vay tái cấp vốn, lãi suất của khoản cho vay đặc biệt bằng lãi suất của khoản cho vay tái cấp vốn;

– Trường hợp khoản cho vay đặc biệt được gia hạn thì lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được gia hạn;

– Đối với trường hợp số dư cho vay tái cấp vốn đã quá hạn, số dư nợ gốc cho vay tái cấp vốn quá hạn được chuyển thành số dư nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn, số dư nợ lãi cho vay tái cấp vốn chậm trả (kể cả số dư nợ lãi phát sinh đối với số tiền tái cấp vốn tổ chức tín dụng phải trả theo quy định nhưng chưa được trả đúng hạn) chuyển thành số dư nợ lãi cho vay đặc biệt chậm trả, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng lãi suất đối với nợ gốc cho vay tái cấp vốn quá hạn, việc áp dụng lãi suất đối với nợ lãi cho vay đặc biệt chậm trả thực hiện như đối với nợ lãi cho vay tái cấp vốn chậm trả.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khoản cho vay tái cấp vốn được chuyển thành khoản cho vay đặc biệt, tổ chức tín dụng phải hoàn thành việc thực hiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Thông tư này để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này (sau đây gọi là tài sản bảo đảm đủ điều kiện) không thấp hơn số dư nợ gốc cho vay tái cấp vốn được chuyển thành số dư nợ gốc cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt được quy định tại Quyết định của Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.

Tải xuống mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023
Tải xuống mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023

Mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023

Để có phòng ban pháp lý của các ngân hàng có thể biên soạn chính xác mẫu hợp đồng vay vốn đặc biệt từ phía ngân hàng nhà nước, pháp luật Việt Nam tại Thông tư số 08/2021/TT-NHNN đã ban hành quy định về mẫu hợp đồng vay vốn đặc biệt để các ngân hàng căn cứ soạn thảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

HỢP ĐỒNG CHO VAY ĐẶC BIỆT

Số: ……

Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là Thông tư số 08/2021/TT-NHNN);

Căn cứ Quyết định/ Văn bản số … ngày … tháng … năm … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay đặc biệt đối với …… (tên tổ chức tín dụng),

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm:

Bên cho vay (Bên A): Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố …

Địa chỉ: …………………………………                                

Điện thoại: …………………………………………………                Fax: …………………………………

Số hiệu tài khoản tiền vay bằng đồng Việt Nam:..………… tại ……………

Tên người đại diện: ………………….                                      Chức vụ: ………………………….

Bên đi vay (Bên B): Tên tổ chức tín dụng đi vay

Địa chỉ: ………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………… Fax: ………………………………

Số hiệu tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam: ……………… tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố…

Tên người đại diện: ………………………………………………….. Chức vụ: ………………………..

Theo giấy ủy quyền số ……… của …. (nếu có)

Hai bên thống nhất việc Bên A cho vay đặc biệt đối với Bên B theo các nội dung sau:

Điều 1. Số tiền cho vay đặc biệt

– Bằng số: …………………………….

– Bằng chữ: …………………………..

Điều 2. Lãi suất cho vay đặc biệt

– Lãi suất cho vay đặc biệt: …

– Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn: …

– Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả của khoản cho vay đặc biệt.

Điều 3. Thời hạn cho vay đặc biệt

– Thời hạn cho vay đặc biệt: …

– Thời hạn cho vay tính cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết thì thời hạn cho vay đặc biệt được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.

Điều 4. Mục đích sử dụng tiền vay

Điều 5. Tài sản bảo đảm (trường hợp khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm)

Các tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt liệt kê theo Danh mục đính kèm Hợp đồng này.

Điều 6. Việc trả nợ khoản vay đặc biệt

Điều 7. Các cam kết, thỏa thuận:

– Bên B tuân thủ và chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

– Trong trường hợp Bên B không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 15 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN, Bên A sẽ thực hiện các biện pháp theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 15 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

– Các cam kết, thỏa thuận khác (nếu có): …

Điều 8. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này được lập thành 06 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 03 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Tải xuống mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023

Để có thể dễ dàng tải xuống mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt được ban hành tại Phụ lục Thông tư số 08/2021/TT-NHNN, nhiều người đã tiến hành tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội. Hiểu được tâm lý đó, LSX đã cung cấp một đường link tải xuống cho phía bạn đọc ở phần mô tả.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề Mẫu hợp đồng cho vay đặc biệt mới năm 2023 đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Kết hôn với người Đài Loan, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt?

Bên đi vay chỉ được sử dụng khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên đi vay; việc sử dụng khoản vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Các đối tượng được chi trả quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm:
– Người có liên quan của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Người điều hành của tổ chức tín dụng;
– Người có liên quan của người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Số tiền cho vay đặc biệt?

Số tiền cho vay đặc biệt trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Lãi suất cho vay đặc biệt như thế nào?

Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:
– Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được giải ngân, gia hạn;
– Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn;
– Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này:
– Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt là lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Ngân hàng Nhà nước quyết định.
– Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm