Có thể nói, kinh doanh dưới hình thức phân phối độc quyền là một trong những mô hình bán hàng được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, trang sức,… Thông thường, các mặt hàng, dịch vụ mà nhà phân phối độc quyền ký kết hợp đồng thường là các mặt hàng thuộc các thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến rộng rãi trên thị trường. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng nhà phân phối độc quyền là mẫu nào? Nội dung và hình thức của hợp đồng nhà phân phối độc quyền được quy định ra sao? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Nội dung và hình thức của hợp đồng nhà phân phối độc quyền
Doanh nghiệp kinh doanh trang sức vàng bạc đá quý thương hiệu X vừa qua đã tiến hành ký kết hợp đồng phân phối độc quyền mặt hàng này với đại lý T. Chính vì vậy, doanh nghiệp X muốn tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật khi lập hợp đồng này. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định về Nội dung và hình thức của hợp đồng nhà phân phối độc quyền hiện nay như sau:
Nội dung hợp đồng phân phối độc quyền
Một bản hợp đồng phân phối độc quyền cần đảm bảo tính pháp lý về mặt nội dung và thông tin cung cấp trong hợp đồng. Nội dung trong hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:
Hợp đồng ký kết phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, tự do, trung thực, thiện chí, hợp tác và đôi bên cùng có lợi. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực để thực nghĩa vụ theo các điều khoản trong hợp đồng.
Mục đích và nội dung hợp đồng không được vi phạm điều cấm trong pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Sản phẩm/Dịch vụ được phân phối trong hợp đồng phải là hàng hóa không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Việc thanh toán tiền hàng được thực hiện theo từng đợt sau khi nhà phân phối hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hóa nhất định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thù lao được trả dưới hình thức hoa hồng.
Hình thức của hợp đồng phân phối độc quyền
Hợp đồng phân phối độc quyền phải được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, có thủ tục thành lập nhà phân phối cần được xem xét kỹ. Hiện nay chưa có quy định pháp luật về hợp đồng phân phối độc quyền cần phải công chứng hay chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và hạn chế vi phạm nghĩa vụ của các bên, các bên nên công chứng để tránh các trường hợp rủi ro phát sinh về sau.
Giá trị pháp lý của hợp đồng phân phối độc quyền
Hợp đồng có cơ sở pháp lý khi hợp đồng có hiệu lực thi hành, đây là căn cứ để các bên liên quan có thể tiến hành giải quyết tranh chấp khi diễn ra. Hợp đồng phân phối độc quyền có giá trị pháp lý khi đảm bảo:
Bên sản xuất và phân phối có năng lực chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ và quyền theo hợp đồng. Đại diện của bên nhà sản xuất và phân phối phải đảm bảo đúng thẩm quyền và hoàn toàn trên hình thức tự nguyện.
Nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm pháp luật và đồng thời không trái với đạo đức xã hội. Hợp đồng phải đảm bảo các nguyên tắc tự do, thỏa thuận và tự nguyện cam kết. Hình thức của hợp đồng phân phối độc quyền phải phù hợp với quy định của pháp luật về giá trị pháp lý.
Hợp đồng phân phối độc quyền có hiệu lực dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Thời hạn của hợp đồng cần đảm bảo chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, tính từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng phân phối độc quyền.
Để thực hiện đại lý độc quyền, các bên phải có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Nhận thấy mặt hàng dầu gội đầu do hàng T sản xuất đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, do đó, anh T muốn độc quyền phân phối mặt hàng này cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, anh T băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, để thực hiện đại lý độc quyền, các bên phải có quyền và nghĩa vụ như thế nào. Bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:
Đại lý độc quyền quy định về quyền, nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý như sau:
Bên giao đại lý có quyền và nghĩa vụ theo căn cứ tại Điều 172, Điều 173 Luật Thương mại 2005 như sau:
Điều 172. Quyền của bên giao đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:
1. ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;
2. Ấn định giá giao đại lý;
3. Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.
Điều 173. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Bên đại lý có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 174, Điều 175 Luật Thương mại 2005 như sau:
Điều 174. Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Mời bạn xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế PDF/DOCx
Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;
7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
Mẫu hợp đồng nhà phân phối độc quyền
Gần đây, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sử dụng các mặt hàng thực phẩm chức năng của hãng K. Do đó, rất nhiều đại lý muốn được độc quyền phân phối mặt hàng này đến người tiêu dùng. Sau thời gian thỏa thuận thì doanh nghiệp hãng K tiến đến ký hợp đồng nhà phân phối độc quyền với chị B. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng nhà phân phối độc quyền là mẫu nào, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng nhà phân phối độc quyền“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trên thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể liệu hợp đồng phân phối độc quyền có cần phải công chứng không.
Tuy nhiên, để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời cũng giúp hạn chế các tình huống vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể xảy ra, Luật Hùng Sơn khuyến khích nên lập hợp đồng theo hình thức văn bản, sau đó công chứng hợp đồng phân phối độc quyền tại tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng phân phối độc quyền sẽ có hiệu lực dựa vào sự thỏa thuận của bên giao đại lý và bên nhà cung cấp và nhà phân phối. Đồng thời, điều khoản về hiệu lực cũng sẽ được ghi nhận trong hợp đồng, được các bên ký xác nhận.