Quán cafe là mô hình kinh doanh phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống hiện nay. Tuy nhiên để xây dựng lên một quán cafe đẹp, có vị trí đắc địa thì đòi hỏi người có dự định mở quán phải tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Chưa kể đến, ngoài vấn đề về mặt bằng, còn phải xem xét đến cơ sở vật chất, nhân lực,…. Chính vì những lý do trên, đa phần người kinh doanh mô hình này sẽ lựa chọn tìm những quán cafe đang sang nhượng để tiết kiệm bớt một phần phí. Khi tìm thấy quán cafe vừa ý, thì cần phải tiến hành ký kết hợp đồng sang nhượng. Vậy mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe hiện nay quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe
Hợp đồng sang nhượng quán cafe là văn bản thể hiện giao dịch dân sự, cụ thể ở đây là giao dịch chuyển nhượng quán cafe giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Hai bên sẽ thỏa thuận nội dung chuyển nhượng với nhau, nhưng phải bao gồm nội dung cụ thể, liên quan đến tính chất của hợp đồng và không vi phạm điều cấm mà pháp luật quy định.
Vậy lý do vì sao lại sang nhượng quán cafe? Có rất nhiều lý do để sang nhượng quán cafe, tuy nhiên có cung thì mới có cầu, đa phần xuất phát từ hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng:
- Lý do từ bên chuyển nhượng: do không có nhu cầu hoạt động kinh doanh quán cafe; hoặc việc làm ăn không mang lại nhiều lợi nhuận. Thay vì phải đập dỡ quán cafe, bên chuyển nhượng đem sang nhượng lại cho bên khác; vừa tiết kiệm được chi phí phá dỡ, vừa thu hồi lại vốn đầu tư cho quán cafe lúc đầu.
- Lý do từ bên nhận chuyển nhượng: tìm kiếm mặt bằng để mở quán cafe rất khó; đặc biệt phải là vị trí đắc địa ở các thành phố lớn. Nếu mua được mặt bằng trống thì phải xin giấy phép xây dựng để thi công quán cafe; mà thủ tục với cơ quan nhà nước khá là rườm rà và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, chưa kể đến phải sắm sửa nội thất, cơ sở vật chất bên trong quán, nên tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, việc lựa chọn quán cafe sang nhượng là quyết định tối ưu nhất về cả thời gian và tiền bạc.
Mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh quán cafe
Để biết những nội dung trong Hợp đồng chuyển nhượng quán cafe, quý khách có thể tham khảo chi tiết mẫu dưới đây:
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quán cafe
Các thành phần nội dung chính nên có trong hợp đồng sang nhượng quán cafe, bao gồm:
- Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, cụ thể: Họ và tên; ngày sinh; số giấy tờ pháp lý cá nhân; địa chỉ hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên lạc;
- Đối tượng chuyển nhượng: tên và địa chỉ quán cafe;
- Giá chuyển nhượng quán cà phê (ghi bằng số và chữ) và hình thức thanh toán;
- Cam kết và trách nhiệm của các bên trong thời gian chuyển nhượng (nêu rõ từng bên);
- Điều khoản về vi phạm, chấm dứt hợp đồng và cách giải quyết khi có tranh chấp;
- Cuối cùng là hiệu lực của hợp đồng.
Lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quán cafe
– Đọc hiểu nội dung hợp đồng sang nhượng.
Bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý, đọc kỹ và hiểu được hết tất cả các điều khoản có trong bản hợp đồng, như: thông tin cá nhân của hai bên, thời gian chuyển nhượng, mức giá chuyển nhượng và các tài sản, đảm bảo trong hợp đồng đã có đầy đủ chưa; có cần thêm điều khoản bổ sung gì nữa không.
– Xác định được chủ thể chuyển nhượng quán cà phê.
Để tránh rủi ro khi ký kết hợp đồng và sau khi hợp đồng có hiệu lực, hai bên cần xác định được người mà mình đang giao dịch là chủ sở hữu quán cafe hay là người môi giới trung gian. Để phòng trường hợp xảy ra tranh chấp, còn biết tìm ai để giải quyết.
– Kiểm tra hồ sơ sang nhượng và giấy tờ liên quan:
Đây là bước quan trọng nhất của Hợp đồng sang nhượng quán cafe. Việc kiểm tra hợp đồng và các giấy tờ liên quan đến giao dịch; để xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng và phòng ngừa rủi ro như giấy tờ giả, không hợp pháp, hết hiệu lực,…
– Kiểm tra cơ sở vật chất và tài sản của mặt bằng:
Đây cũng là một trong các bước thiết yếu đối với các quán cafe chuyển nhượng kèm cơ sở vật chất bên trong quán. Việc kiểm tra trước khi chuyển nhượng dù hơi tốn công sức; nhưng về lâu dài sẽ giúp ta tiết kiệm được chi phí sửa chữa; cũng như xứng đáng với giá tiền mình bỏ ra để mua lại.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe mới nhất hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp, công văn tạm ngừng kinh doanh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1, Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Theo đó, hợp đồng sang nhượng quán cafe là một loại hợp đồng dân sự. Vì vậy hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng kí kết. Hoặc hiệu lực hợp đồng thuộc về một ngày khác, tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên
Căn cứ Khoản 2, Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.