Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân được nói đến rất nhiều trong đời sống xã hội hiện nay và chưa được các nhà lập pháp Việt Nam đưa vào trong luật định mặc dù đã có một số quy định điều chỉnh về vấn đề này. Quan hệ hôn nhân được thành lập sau khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn. Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng sẽ chính thức phát sinh sau khi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên trước khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ vẫn có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ có liên quan trong thời kỳ hôn nhân thông qua hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân, được sự công nhận của luật pháp. Vậy, hợp đồng thỏa thuận hôn nhân là gì? Mẫu hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân năm 2023 được soạn thảo như thế nào?
Để giải đáp câu hỏi trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP
Hợp đồng thỏa thuận hôn nhân là gì?
- Theo Khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hướng đến nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có khái niệm về hợp đồng hôn nhân. Hợp đồng tiền hôn nhân chỉ là cách gọi thông thường, mang tính quy ước của văn bản thỏa thuận về tài sản.
Hợp đồng tiền hôn nhân là văn bản thỏa thuận của cặp đôi nam nữ được lập trước khi kết hôn, có nội dung quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân.
Mẫu hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân năm 2023
Mục đích của hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân?
Trước hết khi lập Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân, hai bên nam nữ muốn đảm bảo lợi ích riêng của cá nhân cũng như lợi ích chung của gia đình. Khi ký hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân vợ, chồng có thể tự do hơn trong việc thực hiện quyền sở hữu cá nhân đối với các tài sản, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của mình nhưng vẫn đảm bảo lợi ích chung của gia đình
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân tạo cho vợ chồng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tránh được rủi ro có thể xảy đến cho cuộc sống gia đình nếu như một bên dùng tài sản để kinh doanh, thế chấp…
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân giúp cho cả hai bên giảm thiểu tranh chấp tài sản trong trường hợp hai bên tiến hành ly hôn. Vì khi có hợp đồng tiền hôn nhân nếu vợ chồng yêu cầu chia tài sản thì Tòa án có thể giải quyết một cách nhanh chóng, công bằng, dựa trên thỏa thuận mà hai bên đã ký trước đó.
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân giúp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba – những người có liên quan về chế độ tài sản của vợ chồng. Khi vợ chồng tham gia vào những giao dịch dân sự với bên thứ ba, nhờ có thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về tài sản của vợ, chồng mà họ có thể đánh giá được mức độ rủi ro khi họ tiến hành hoạt động mua bán, tặng cho và cầm cố tài sản…
Ý nghĩa của việc thành lập hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân
- Trước hết hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân là sự thỏa thuận của các bên nam nữ về các quyền, nghĩa vụ với nhau, đây là quy định hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo cũng như đề cao quyền lợi cá nhân của vợ, chồng. Khi hai bên ký hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân, các cặp đôi sẽ thỏa thuận để phân định rõ ràng tài sản của mỗi người, tài sản chung- tài sản riêng, bên cạnh đó các thỏa thuận về những khoản nợ cũng như việc xử lý tài sản chung khi xảy ra ly hôn. Qua đó bảo vệ tối đa được lợi ích tài chính cho mỗi người. Hợp đồng tiền hôn nhân là cơ sở để các cá nhân thực hiện các quyền sở hữu cá nhân đối với các tài sản của mình một cách tự do mà không bị ràng buộc mà vẫn đảm bảo được lợi ích chung của gia đình.
- Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân giúp giảm được các tranh chấp không đáng có khi xảy ra ly hôn, đây cũng là cơ sở để Tòa án có thể giải quyết các vụ án ly hôn môt cách nhanh chóng, công bằng, tránh việc đi lại nhiều, bởi trong hợp đồng tiền hôn nhân các bên đã có sự thỏa thuận rõ về các quyền và nghĩa vụ các bên.
- Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân còn là tiền đề, là động lực cho hai bên vợ chồng trong hoạt động kinh doanh của mình, tự chủ tài chính nhằm tránh những rủi ro có thể xảy đến ảnh hưởng đến kinh tế chung của gia đình
- Không chỉ có ý nghĩa đối với vợ, chồng mà hợp đồng tiền hôn nhân còn có ý nghĩa đối với bên thứ ba, nhằm giúp bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba và những người liên quan về các chế độ về tài sản của vợ chồng khi vợ, chồng có tham gia giao dịch dân sự với bên thứ ba.
Thực trạng pháp luật hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân
Hiện nay, hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân chưa được các nhà lập pháp Việt Nam quan tâm đúng mực và khái niệm này chưa được đưa vào trong văn bản pháp luật hiện hành. Do đó, không có quy định cụ thể điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân mà chỉ có các quy định liên quan đến việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng (trước và trong hôn nhân). Mặc dù trong quan hệ hôn nhân, pháp luật Việt Nam chưa quy định về hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân nhưng trong Luật Hôn nhân và gia đình mă 2014 đã đề cập đến thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng trước khi kết hôn.
Thực tiễn cho thấy quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân nằm rải rác trong nhiều văn bản luật khác nhau như : Bộ Luật dân sự 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 mà chưa được pháp điển hóa cao, một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi hoặc khó áp dụng trên thực tế. Trong đó, Bộ Luật dân sự 2015 giữ vai trò trung tâm, quy định những vấn đề chung nhất về hợp đồng.
Các vấn đề chi tiết hơn liên quan đến loại hợp đồng này chủ yếu được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Điều 3 Luật này quy định “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Quy định nêu trên là cơ sở để xác định thời điểm hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân có hiệu lực bởi chỉ khi có sự kiện pháp lý kết hôn xảy ra thì quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận trong hợp đồng trước đó mới phát sinh hiệu lực. Khoản 1 Điều 28 quy định về việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận,…”. Nội dung điều luật đã dẫn cho thấy chế độ tài sản của vợ chồng có hai hình thức là chế độ tài sản theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định). Đây là nội dung mới được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp. Chế định tài sản ước định bao hàm các chế độ đặc thù mà vợ chồng thông qua hợp đồng hôn nhân, lựa chọn quan hệ tài sản tùy theo hoàn cảnh sống, ý chí chủ quan của chính mình. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP.
Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận đưuọc xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”. Đây có thể coi là nền tảng cho việc thiết lập hợp đồng tiền hôn nhân, tạo hành lang pháp lý đầu tiên cho các cặp đôi giao kết hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân tại Việt Nam. Xét về bản chất, khi nam nữ thỏa thuận với nhau về các vấn đề tài sản trước hôn nhân và thỏa thuận đó được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức văn bản được công chứng hoặc chứng thực thì dây là một hợp đồng.
Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định về hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân nhưng lại quy định khá cụ thể, chi tiết về các vấn đề về nội dung của thỏa thuận liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, đây có thể coi là những nội dung cơ bản mà hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân cần phải có. Theo đó, khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
- a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
- b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
- d) Nội dung khác có liên quan.
2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì áp dụng các Điều 29, 30, 31, 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định”. Việc pháp luật quy định nội dung của thỏa thuận cần phải có nhằm cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn.
Như vậy, nội dung của khoản 1 Điều 28 và Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đều cho phép vợ chồng được quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Có thể coi đây là các quy định pháp luật đầu tiên ghi nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận tiền hôn nhân về tài sản, là tiền đề cho hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân hình thành và phát triển.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định vợ chồng được tự thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến tài sản trong hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân mà không quy định vợ chồng được thỏa thuận về các vấn đề khác như : con chung; con riêng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân, sau khi ly hôn hoặc một bên chết.
- Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?
- Thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến năm 2023
- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi thừa kế được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục kết nạp đảng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc bán tài sản chung phải do vợ chồng cùng thỏa thuận. Tuy nhiên, vợ chồng được tự ý bán tài sản chung mà nếu việc bán tài sản là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Theo đó, thỏa thuận bán tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản đối với tài sản là:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; hoặc
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Như vậy, việc tự ý bán tài sản chung mà không phải để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Nếu một bên tự ý bán tài sản thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Tài sản được tạo lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ chồng.
Trường hợp vợ chồng cùng thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật hoặc không có căn cứ chứng minh được tài sản đó được tạo lập trước khi kết hôn thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
Vợ/ chồng người nước ngoài vẫn có quyền nhận tài sản từ người khác tặng cho chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân hoặc nhận tặng cho phần tài sản của vợ/ chồng người Việt Nam trong khối tài sản chung nhưng phải đảm bảo người nước ngoài đó có quyền sở hữu đối với tài sản được tặng cho theo quy định pháp luật.
Lưu ý, hợp đồng tặng cho bất động sản giữa vợ và chồng được phải lập thành văn bản và được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền.