Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép năm 2022

bởi Cẩm Tú

Hiện nay, tình trạng xây dựng trái phếp, gây mất trật tự kế hoạch, quy hoạch đô thị diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát cho dù chính quyền địa phương đã vào cuộc. Vậy, khi người dân, chủ đầu tư có hành vi xây dựng trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như nào? Có bị tháo dỡ công trình trên đất đi không? Trình tự, thủ tục xử phạt và cưỡng chế được thực hiện ra sao? Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép năm 2022 như thế nào? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu về những nội dung này nhé!

Việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế cần phải làm đúng trình tự, thủ tục theo quy định luật xây dựng, luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng 

Luật xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 16/2022/NĐ-CP 

Thế nào là xây dựng trái phép?

Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp tỉnh cấp.

Khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Xử phạt với hành vi xây dựng trái phép

Căn cứ Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP:

Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép để xây dựng mới:

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Đối với trường hợp tổ chức thi công mà không có giấy phép xây dựng:

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Đối với trường hợp đã bị xử phạt về xây dựng trái nội dung trên giấy phép, hoặc không có giấy phép mà còn tái phạm:

a) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có);        

b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có);         

c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có);

Các công trình xây xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép có thể bị áp dụng biện pháp yêu cầu khắc phục hậu quả:

+ Đối với công trình đã hoàn tất xây dựng thì bị buộc tháo dỡ công trình, và phần công trình vi phạm.

+ Đối với trường hợp công trình đang thi công thì bị lập biên bản xử phạt và yêu cầu dừng thi công công trình sai phạm.

Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép

Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép năm 2022
Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép năm 2022

Trình tự, thủ tục xử phạt và cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, và Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:

– Người có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm đang diễn ra buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính thành 02 bản, giao cho người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm giữ 01 bản; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì người lập biên bản chuyển biên bản đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt

– Tiến hành xác minh hành vi vi phạm

– Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Trong thời gian 02 ngày làm việc từ ngày ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức, bị xử phạt, cơ quan khác có liên quan để thi hành. Người vi phạm phải chấp hành xong quyết định trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt

– Nếu người vi phạm không tự nguyện chấp hành thì tiến hành cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế thì phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến người vi phạm và các cơ quan cấp trên để thực hiện.

– Trong trường hợp phá dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc không có giấy phép thì phải gửi đến người bị cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước ít nhất 05 ngày để phối hợp.

– Nếu trước khi tiến hành cưỡng chế, người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành; nếu cố tình vắng mặt thì cần phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến để cưỡng chế. 

Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép năm 2022

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép năm 2022 . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Chủ đầu tư dự án xây dựng có thể bị phạt như thế nào khi xây dựng trái phép?

– Chủ đầu từ còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp:
+ Công trình xây dựng sai cốt.
+ Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng.
+ Thi công xây dựng công trình trái với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền được duyệt.
+ Lấn chiếm, cơi nới diện tích, không gian làm ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan tổ chức đang sử dụng, quản lý, hoặc ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu vực sinh hoạt chung.
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình bảo vệ quốc phòng an ninh, hành lang an toàn thông, hoặc cố tình thi công xây dựng ở nơi đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Mẫu phương án cưỡng chế xây dựng trái phép gồm nội dung gì?

– Đặc điểm nhân thân, thân nhân người bị cưỡng chế
– Đặc điểm tình hình khu vực cưỡng chế
Phần này cần làm rõ khu vực cưỡng chế địa hình, địa thế như thế nào? có gần khu dân cư, trường học hay không?
– Thành phần, lực lượng, phương tiện tham gia cưỡng chế

Ai có thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm?

Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm