Trong một số trường hợp, vì lý do chủ quan hoặc khách quan mà nhà nước phải thu hồi lại đất đã giao cho người dân. Khi thu hồi đất thì nhà nước sẽ trả cho người dân một khoản tiền bồi thường tương ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp người dân không chấp hành thì nhà nước sẽ dùng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất. Vậy theo quy định, Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2022 là mẫu nào? Quy định về chi phí quyết định cưỡng chế thu hồi đất như thế nào? Khi nào quyết định cưỡng chế thu hồi đất? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2022” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là cưỡng chế thu hồi đất?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo đó, cưỡng chế thu hồi đất là việc là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.
Khi nào quyết định cưỡng chế thu hồi đất?
Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục.
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.
– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Do đó, Nhà nước chỉ được quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện trên.
Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2022
Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất do ai ban hành?
Theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân nhân là người có quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên, tại Khoản 2 có quy định Chủ tịch Ủy ban nhân nhân có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
Như vậy, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và theo quy định thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân nhân vẫn được ủy quyền để ban hành quyết định cưỡng chế, tuy nhiên chỉ được ban hành quyết định cưỡng chế khi Chủ tịch đi vắng và có văn bản giao quyền.
Quy trình cưỡng chế thu hồi đất
Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gồm:
(i) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban.
(ii) Các thành viên gồm đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại
Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế
Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, giao Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Quy định về chi phí quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Chi phí cưỡng chế thu hồi đất hiểu đơn giản chính là những khoản tiền cần phải trả khi thực hiện hoạt động cưỡng chế thu hồi đất.
Mức kinh phí cưỡng chế thu hồi đất được xác định tối ta bằng 10% kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường; hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án đầu tư.
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT- BTC quy định: Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung.”
Từ quy định trên, ta có thể thấy nguồn kinh phí để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được lấy từ kinh phí bồi thường; hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án. Nên chủ thể chịu chi phí cưỡng chế thu hồi đất sẽ do chủ đầu tư dự án chi trả; ngân sách chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất lấy từ ngân sách của dự án.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất 2022?
- Lệ phí công chứng cho tặng nhà đất là bao nhiêu?
- Cách tính thuế nhà đất khi làm sổ hồng như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, đổi tên bố trong giấy khai sinh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
– Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).
Theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất mà người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 71 của Luật Đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung…