Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao lâu?

bởi Hương Giang
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao lâu

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện cho nhân dân quản lý. Pháp luật phân chia đất đai thành rất nhiều loại đất khác nhau, trong đó có đất nông nghiệp. Vậy pháp luật có quy định chính sách ưu đãi gì với loại đất này không? Người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao lâu? Luật sư X sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này thông qua bài viết sau đây

Cơ sở pháp lý

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất nông nghiệp vào sản xuất. Hiểu rõ nghĩa hơn, thì thuế chính là các Khoản thu nộp bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước, từ đó có thể hiểu thuế sử dụng đất nông nghiệp là những Khoản thu nộp bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi sử dụng đất nông nghiệp hoặc khi được giao đất nông nghiệp vào sản xuất.

Các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tổ chức, hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;…

Thuế sử dụng đất nông nghiệp có đặc điểm đó là chỉ thu vào việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, không thu vào hoa lợi trên đất vì vậy có tác dụng giảm nhẹ gánh nặng thuế cho người nộp thuế. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế có tính xã hội cao có đối tượng nộp thuế chiếm diện tích lớn vì Việt Nam ta là nước nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn. Và thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế được thu theo mùa vụ, được tính bằng thóc nhưng thu chủ yếu bằng tiền.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao lâu?
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao lâu?

Chủ thể nào phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Trước khi đi tìm hiểu các quy định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp? chúng ta phải tìm hiểu xem các đối tượng hiện đang phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp, từ đó suy ra các đối tượng không phải chịu thuế.

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định Luật Đất đai 2013 gồm:

  • Đất trồng trọt các loại cây ăn quả, hoa màu.
  • Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tại một số địa phương.
  • Đất rừng trồng, có thể là lâu năm, hàng năm.

Đối tượng nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Như vậy để có thể hiểu rõ hơn về “quy định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?” thì bên cạnh sau khi tìm hiểu được các đối tượng phải chịu thuế đất nông nghiệp thì chúng ta phải xem bản thân đất của mình sử dụng có phải chịu thuế hay không. Bởi nếu không phải chịu thuế thì sẽ không thuộc các trường hợp theo “quy định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?” theo quy định của nhà nước.

Đối tượng không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định luật đất đai 2013 bao gồm:

  • Đất có rừng tự nhiên hay chính là các rừng nguyên sinh không bị tác động của con người.
  • Đất trồng cỏ tự nhiên như tại một số cao nguyên.
  • Đất dùng để ở, loại đất này sẽ phải chịu một loại thuế khác.
  • Đất chuyên dùng, đây là một loại đất đặc biệt.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao nhiêu lâu?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 74-CP năm 1993 có quy định như sau:

1. Miễn thuế cho đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

2. Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.

3. Đất khai hoang là đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất hoặc đã bị bỏ hoang ít nhất 5 năm tính đến thời điểm khai hoang đưa vào sản xuất, nếu trồng cây hàng năm được miễn thuế 5 năm (trồng trên đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 7 năm), nếu trồng cây lâu năm được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm kể từ khi bắt đầu có thu hoạch (trồng trên đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thơm 6 năm), nếu trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì kể từ khi bắt đầu có thu hoạch mới phải nộp thuế bằng 4% giá trị sản lượng thu hoạch.

Đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản dùng vào sản xuất được ngay, đất do đốt nương rẫy để sản xuất sẽ không được coi là đất khai hoang và không được miễn thuế.

4. Đất khai hoang bằng nguồn vốn cấp phát của Ngân sách Nhà nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, nếu trồng cây hàng năm ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 3 năm, ở các nơi khác được miễn thuế 2 năm; nếu trồng cây lâu năm, kể cả trồng lại mới (trừ cây lấy gỗ) được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 1 năm (ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 2 năm).

Trường hợp hết thời hạn miễn thuế nói trên mà hộ nộp thuế còn khó khăn thì được xét giảm đến 50% số thuế phải nộp trong thời gian tiếp theo, nhưng toàn bộ thời gian được miễn và giảm thuế không quá thời gian quy định tại khoản 3 điều này.

Thời gian xây dựng cơ bản được miễn thuế của từng loại cây lâu năm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nội dung hướng dẫn, Bộ Tài chính thoả thuận với Bộ Lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

Theo đó, đối chiếu với quy định nêu trên, khi được Nhà nước giao 10 héc ta đất đồi núi trọc để sản xuất nông nghiệp trong thời hạn 30 năm thì bạn được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong suốt thời gian sử dụng đất.

Khi có thiên tai làm ảnh hưởng mùa màng có được giảm, miễn thuế sử dụng đất không?

Tại Điều 17 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định trường hợp do thiên tai, địch hoạ làm mùa màng bị thiệt hại, thuế sử dụng đất nông nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau:

1. Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại;

2. Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60%;

3. Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80%;

4. Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.

Tỷ lệ thiệt hại được xác định trên cơ sở lấy sản lượng thu hoạch thực tế từng vụ so với sản lượng tính theo năng suất tham khảo khi phân hạng đất tính thuế.

Như vậy, khi người dân do thiên tai dẫn đến thiệt hại về mùa màng thì tùy theo tỷ lệ thiệt hại mà người dân sẽ được hưởng mức giảm hoặc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đất đồi núi trọc trong thời hạn bao lâu. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các chủ thể nào phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Các chủ thể phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế).
– Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Các trường hợp nào được giảm thuế đất nông nghiệp theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là trường hợp còn lại trong câu hỏi về các “quy định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?”, theo đó đây là các đối tượng được giảm một số tỉ lệ nhất định.
Các trường hợp được giảm thuế đất nông nghiệp theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: 
Trường hợp thiên tai, dịch bệnh làm thiệt hại mùa màng thì nộp thuế theo từng vụ sản xuất và theo từng mức độ thiệt hại để giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đối với thiệt hại từ 10% đến dưới 20% thì được giảm, miễn thuế tương ứng với mức độ thiệt hại; Thiệt hại giảm từ 20% đến dưới 30% thì giảm 60% thuế; Mức bồi thường thiệt hại giảm từ 30% đến dưới 40% thì được giảm 80% thuế.
Chủ trương điều kiện theo luật định, giảm thuế cho nông dân vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, những nông dân còn nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Giảm thuế cho nông dân là người dân tộc thiểu số còn khó khăn, có điều kiện sản xuất và sinh hoạt đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
Giảm thuế cho thương binh, bệnh binh, không được miễn thuế nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Các quy định về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Theo quy định tại các văn bản hiện hành thì quy định miễn thuế đất nông nghiệp bao gồm:
Miễn thuế cho các loại đất sử dụng với mục đích đặc biệt như đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Miễn thuế đối với đất khai hoang không được chỉ định để sản xuất tại khoản 1 Điều này như: Cây hàng năm: 5 năm; chỉ áp dụng đối với đất canh tác có núi, đầm và đại dương: 7 năm; Trồng cây lâu năm: Miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản, miễn thuế 3 năm kể từ ngày thu hoạch. Đặc biệt đối với khu vực miền núi, đầm lầy, đất bị xói mòn thì phải cộng thêm 6 năm. Đối với cây gỗ, cây lâu năm chỉ khai thác một lần thì chỉ phải nộp thuế khi khai thác theo quy định tại Điều 4 và Điều 9 của Luật này.
Đất chuyển cây lâu năm sang trồng mới và đất chuyển cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả được miễn: trong thời gian xây dựng và không quá ba năm kể từ ngày thu hoạch.
Miễn thuế đối với đất khai hoang được đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước
Trường hợp thiên tai, dịch bệnh làm thiệt hại mùa màng thì được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 40% trở lên theo từng vụ sản xuất.
Theo quy định của pháp luật, miễn thuế cho nông dân sản xuất, sinh sống khó khăn ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo.
Miễn thuế cho nông dân là người dân tộc thiểu số có đủ điều kiện nhưng khó khăn trong sản xuất và sinh sống.
Những người tàn tật, người già và nông dân không nơi nương tựa được miễn thuế.
Thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3 người nộp thuế được miễn thuế.
Người nộp thuế là gia đình liệt sĩ sẽ được miễn thuế nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm