Một căn nhà có thể thế chấp cho nhiều người không?

bởi Vương Bùi
Thế chấp cho nhiều người

Muốn vay tiền của người khác, người đi vay thường phải thực hiện một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Thế chấp là biện pháp thường được sử dụng nhất để đảm bảo người đi vay trả đúng số tiền theo thỏa thuận cho bên cho vay. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người đi vay chỉ có một tài sản nhưng lại muốn vay nhiều người. Vậy một căn nhà có thể thế chấp cho nhiều người được không? Trong bài viết dưới đây, LSX sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Ví dụ: Khi A vay  tiền của B, để đảm bảo A thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền của mình B yêu cầu A phải thế chấp tài sản. A đồng ý thể chấp một căn nhà cho B để vay tiền, tức là A sẽ dùng căn nhà của mình để đảm bảo trả tiền cho B nhưng nhà bên A không cần giao nhà cho bên B mà A vẫn có thể ở đó, sử dụng căn nhà đó (nếu không có thỏa thuận giao bên thứ 3 giữ tài sản).

Tài sản thế chấp là gì?

Tài sản thế chấp hay tài sản đảm bảo là tài sản của bên phải thực hiện nghĩa vụ dùng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tài sản thế chấp phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
  • Tài sản thế chấp có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản thế chấp có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản thế chấp có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho bên nhận bảo đảm.

Xem thêm:

Một căn nhà có thể thế chấp cho nhiều người không?

Pháp luật có quy định về việc một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ hay việc một tài sản được thế chấp cho nhiều người như sau:

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Theo quy định trên, một căn nhà có thể được thế chấp cho nhiều người tuy nhiên phải đảm bảo giá trị căn nhà tại thời điểm xác lập giao dịch phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, bên bảo đảm phải thông báo cho bên đảm bảo sau biết về việc ngôi nhà đang được thế chấp cho người khác và mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Ví dụ: chị C có căn nhà trị giá 5 tỷ đồng, chị thỏa thuận thế chấp cho anh D để thực hiện khoản vay 500 triệu đồng, và cũng thế chấp cho anh E để thực hiện khoản vay trị giá  1 tỷ đồng. Cả chị D và anh E đều biết rõ chị C đang thực hiện thế chấp ngôi nhà của mình cho 2 khoản vay khác nhau. Đặc biệt, giữa C và D, C và E đều có văn bản cụ thể xác minh hình thức cho vay trên 1 tài sản đảm bảo là căn nhà này. Thì hành vi đó vẫn được pháp luật cho phép. Như vậy, chúng ta nhận thấy, một ngôi nhà có thể thế chấp cho nhiều người. Tuy nhiên, cần chú ý: phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bên nhận đảm bảo là mình đang sử dụng tài sản đảm bảo cho một hay nhiều khoản vay khác để các bên không khó khăn giải quyết tranh chấp khi có sự kiện rủi ro khoản vay xảy ra.

Hi vọng bài viết có ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản?

– Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp?

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Tài sản thế chấp đã được xử lý.
– Theo thỏa thuận của các bên.

Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản thế chấp?

– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
– Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm