Tài sản đảm bảo là gì? Những điều cần biết?

bởi Luật Sư X
tài sản bảo đảm

Hiện nay, nhiều giao dịch tài chính yêu cầu phải có tài sản bảo đảm? Vậy tài sản bảo đảm là gì? Pháp luật Việt Nam quy định gì về tài sản bảo đảm? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ:

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP
  • Nghị định 11/2012/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm

Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu.

Điều này được giải thích rằng, khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm bên bảo đảm phải có đầy đủ các quyền đối với tài sản – quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Trong đó quyền định đoạt sẽ cho phép bên bảo đảm dùng tài sản để thế chấp hoặc cầm cố cho bên nhận bảo đảm đồng thời cho phép việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm sang người mua hay bên nhận bảo đảm trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Quy định này loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nhận bảo đảm.

Một số trường hợp ngoại lệ không cần đáp ứng ba điều kiện trên thường xảy ra trên thực tế đó là: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước. Các tài sản này vẫn có quyền thế chấp trong một số trường hợp cụ thể hay có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.

Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên pháp luật là không thể cụ thể hóa loại tài sản đó— vì thực tế nó chưa hình thành hoặc chưa hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định được – tức là có cơ chế xử lý chính xác loại tài sản đó khi phát sinh vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

Ví dụ: Tài sản bảo đảm một căn hộ chung cư X thuộc dự án Y đang xây dựng trong một giao dịch thế chấp. Trong phần đối tượng của hợp đồng thế chấp buộc các bên phải thực hiện mô tả căn hộ, dự án, tọa lạc tại địa điểm nào… Rõ ràng, căn hộ đó phải xác định cụ thể bởi sơ đồ thiết kế, diện tích, vị trí…

3. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản.

Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.

4. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai.

Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

Lưu ý: Ngoài ra, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định: “tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lại mà pháp luật không cấm giao dịch”.

Như vậy, tài sản phải “không cấm giao dịch” mới có thể là sử dụng làm tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể dẫn đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nên “không cấm giao dịch” là một điều kiện phù hợp đối với tài sản bảo đảm.

Trên đây là những điều cần biết về tài sản đảm bảo theo quy định pháp luật. 

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn

Trân trọng

 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm