Mua bán đồ công an có sao không?

bởi Luật Sư X

Ngày càng có nhiều đối tượng xấu giả danh công an để thực hiện các chiêu trò lừa đảo hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều này một phần từ việc các trang thiết bị quân dụng như quần áo, quân hàm, phù hiệu được làm giả và bán một cách tràn lan trên thị trường. Vậy những hành vi mua bán trang thiết bị quân dụng trái phép sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Nghị định 82/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 29/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Có được phép mua bán đồ dùng, trang thiết bị của công an không?

Các đồ dùng trang thiết bị của công an như quần áo, dày, tất, thắt lưng là những mặt hàng được Nhà nước sản xuất riêng và trang bị, cấp cho các đơn vị, cá nhân trong lực lượng vũ trang để thực thi nhiệm vụ; thuộc danh mục cấm đăng ký kinh doanh, buôn bán.

Người được cấp phát có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và khi sử dụng phải đúng mục đích, đúng quy định. Khi chuyển ngành, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thu hồi các quân trang thiết bị này.

Do vậy việc mua, bán, lưu thông, sử dụng những bộ cảnh phục, thiết bị chuyên dùng này thực chất là mua, bán “Hàng cấm”. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP quy định về Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân và Công an nhân nhân Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán, trao đổi và sử dụng trái phép các trang thiết bị chuyên dụng cho các lực lưỡng vũ trang nhân dân. 

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2016

3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2016

5. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

2. Xử phạt vi phạm

Để nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành mua bán, sản xuất và tàng trữ các trang thiết bị của lực lượng vũ trang, chính quyền đã ban hành nhiều hình phạt cho các hành vi vi phạm này. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tại Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định các mức phạt tiền như sau:

1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm.

Như vậy, các hành vi mua bán, tàng trữ, trao đổi các trang thiết bị của lực lượng vũ trang có thể bị phạt tiền lên tới 100 triệu động, ngoài ra đối với trường hợp sản xuất các mặt hàng này sẽ bi phạt gấp đôi với mức cao nhất là 200 triệu đồng.

Trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán quân trang, quân dụng với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 190 về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm” và Điều 192 “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” của BLHS 2015 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù đồng thời có thể sẽ có các hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm giữ chức vụ, hành nghề trong một số trường hợp.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm