Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật hôn nhân, mong được luật sư tư vấn. Cụ thể là tôi và vợ đã kết hôn được 8 năm, hiện có một cháu năm nay 4 tuổi, do mâu thuẫn gia đình thường xuyên xảy ra, cả hai đã cố gắng duy trì cuộc hôn nhân nhưng không có kết quả, cuộc cãi cọ vẫn diễn ra nên cả hai quyết định sẽ ly hôn. Tôi và vợ thống nhất vợ tôi sẽ là người nuôi con, con tôi còn nhỉ nên khi ly hôn tôi muốn cấp dưỡng vợ nuôi con. Tôi thắc mắc quy định pháp luật về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hàng tháng hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ vào đâu để xác định mức cấp dưỡng này? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để nhận được sự giải đáp với thắc mắc nêu trên nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Những quy định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
– Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
– Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì
+ Anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
+ Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng.
Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Luật Hôn nhân và gia đình.
– Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hàng tháng năm 2023 là bao nhiêu?
Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu cụ thể là bao nhiêu mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng; dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng; thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc. Tuy nhiên; nếu tòa án phán quyết mức cấp dưỡng vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng; thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
Xác định mức cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn
Cấp dưỡng nuôi có sau khi ly hôn là nghĩa vụ đương nhiên của cha hoặc mẹ; pháp luật không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người có nguồn kinh tế cao hoặc thấp đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con như sau:
– Hiện tại, mức cấp dưỡng nuôi con được xác định trên cơ sở tự nguyện, tức là sự thỏa thuận của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng (trong trường hợp cha mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc nuôi con). Trên tinh thần tự nguyện, các bên thỏa thuận về mức cấp dưỡng dựa trên các cơ sở hợp lý về mức thu nhập và chi tiêu của con được các bên liệt kê theo hàng ngày hoặc hàng tháng.
+ Trong trường hợp, các bên không đạt tự nguyện thỏa thuận (xung đột, tranh chấp) về mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết về mức cấp dưỡng sao cho hợp lý và hợp tình. Tòa án xét xử phải dựa theo nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng và mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Đầu tiên, dựa vào nguồn thu nhập của người cấp dưỡng. Người cấp dưỡng được coi là có nguồn thu nhập khi họ có khả năng thực tế về mặt kinh tế như: người có thu nhập thường xuyên (tiền lương, cho thuê, tự kinh doanh), người thu nhập từ tài sản (động sản hoặc bất động sản hiện tại hoặc hình thành trong tương lai).
– Thứ hai, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thường được cá nhân, cơ quan nhà nước xem xét và xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú (được hiểu thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi học tập).
Mức sinh hoạt bao gồm các chi phí thông thường cần thiết của người được cấp dưỡng như: chi phí cho việc ăn uống hàng ngày, chi phí về chỗ ở hoặc nơi ở đang ở thuê hay đã có nhà riêng, chi phí về quần áo, chi phí cho việc học hành (bao gồm các khoản học ở trường, học thêm và phục vụ kỹ năng khác), chi phí về khám chữa bệnh và các chi phí khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
– Hoàn cảnh sống của người được cấp dưỡng cũng là yếu tố quyết định về mức cấp dưỡng: bạn đang tại nông thôn hay đô thi, ở Việt Nam hay nước ngoài.
Khi có lý do chính đáng để thay đổi mức cấp dưỡng để nuôi con thì các bên thỏa thuận lại mức cấp dưỡng. Lý do hợp lý để thay đổi ví dụ tăng khoản tiền sinh hoạt như: ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, trường hợp không đạt thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp, người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (người có quyền đề nghị cấp dưỡng) không yêu cầu hoặc không mong muốn nhận khoản tiền cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng hoặc người nghĩa vụ cấp dưỡng vì lý do: tự mình đủ điều kiện kinh tế nuôi con hoặc vì bất kì lý do khác.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và đưa giải thích cho người trực tiếp nuôi con được hiểu rõ về việc ý nghĩa nhà nước quy định về yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi và lợi ích của con để nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con và hỗ trợ một phần tài sản cho người cấp dưỡng. Nếu Tòa án xét thấy việc đề nghị không yêu cầu cấp dưỡng của người cấp dưỡng có lý do; hoàn toàn tự nguyện; người trực tiếp nuôi con có đầy đủ về mặt kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc… thì Toà án phải tôn trọng sự ý chí của các bên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài theo quy định mới nhất
- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật
- Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hàng tháng năm 2023 là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Thay đổi thủ tục về giáo dục khi bỏ Sổ hộ khẩu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Khi thuộc trong số những trường hợp sau; thì người cấp dưỡng không có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
Trường hợp khác theo quy định của luật.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng; hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi (tăng hoặc giảm). Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Để có thể yêu cầu việc thay đổi mức cấp dưỡng thì người yêu cầu phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh.