Xin chào Luật sư X. Hiện nay, khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất thì vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là mức giá đền bù. Quy định pháp luật về việc bồi thường đất gồm nhiều nội dung khác nhau như điều kiện được bồi thường, mức giá đền bù, cách tính tiền bồi thường như thế nào và thực tế nhận được số tiền bồi thường ra sao…. Tôi có thắc mắc rằng đất lâm nghiệp có được đền bù khi Nhà nước thu hồi không, bởi gia đình tôi có một mảnh đất lâm nghiệp nằm trong diện sẽ bị thu hồi. Mức giá đền bù đất lâm nghiệp hiện nay như thế nào? Mong được Luật su giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về đất lâm nghiệp như thế nào?
Theo quy định, đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
Theo Luật đất đai, đất rừng được chia thành 3 loại, đó là đất rừng sản xuất, : đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng với những quy chế pháp lí khác nhau. Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau. Trong khi việc giao và cho thuê đất rừng sản xuất với cơ chế thoáng và kêu gọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác sử dụng hợp lí đất rừng thì đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chủ yếu giao hoặc cho thuê là các tổ chức kinh tế có chức năng quản lí nguồn tài nguyên rừng mà không cho thuê đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Phần lớn các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều ở nơi xung yếu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm gắn với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Bởi vậy, việc khai thác sử dụng vốn đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng chỉ giao cho các ban quản lí rừng, các doanh nghiệp quản lí và phần nào giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sống trong các khu vực có rừng.
Phân loại đất lâm nghiệp
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ là những diện tích được dùng với mục đích chống xói mòn, sạt lở, điều hòa khí hậu, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Nó sẽ chia ra thành hai loại tùy vào mức độ xung yếu, đó là:
– Rừng phòng hộ những nơi biên giới, bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng, rừng phòng hộ đầu nguồn.
– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát.
Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất được dùng chủ yêu để cung cấp lâm sản. qua đó phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của con người. Bên cạnh đó, đất rừng sản xuất cũng có thể được kết hợp với những khu giải trí, nghỉ dưỡng mang đến nhiều dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng là đất lâm nghiệp được quy định để dùng cho mục đích bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó là phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm học liên quan đến rừng, các loại động vật, thực vật. Trừ những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, đất rừng đặc dụng cũng được dùng trong trường hợp bảo tồn di tích quốc gia; du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và cung ứng dịch vụ:
– Khu dự trữ thiên nhiên
– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
– Vườn quốc gia
– Khu rừng tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sống đô thị, khu phát triển công nghệ cao, khu kinh tế,…
– Vườn thực vật, rừng giống quốc gia.
Đất lâm nghiệp có được đền bù không khi Nhà nước thu hồi?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất lâm nghiệp vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất sẽ được đền bù theo quy định.
Trường hợp không được bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 82, Luật Đất đai 2013 về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, cụ thể như sau:
“Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này”.
Như vậy, một số trường hợp sẽ không được Nhà nước đền bù về đất khi thu hồi đất như:
- Đất lâm nghiệp bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.
- Các trường hợp thu hồi đất lâm nghiệp do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất.
- Đất lâm nghiệp không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai (trừ trường hợp đất lâm nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp).
- Đất lâm nghiệp được Nhà nước giao để quản lý.
- Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.
- Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (ngoại trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng).
- Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp.
Mức giá đền bù đất lâm nghiệp năm 2022 như thế nào?
Bồi thường về đất
Căn cứ Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật”.
Theo đó, việc bồi thường đất lâm nghiệp (có đủ điều kiện được bồi thường) được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Trường hợp không có đất để bồi thường thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
Bồi thường đối với cây trồng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi, cụ thể như sau:
“Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”.
Theo đó, ngoài được bồi thường về đất thì người sử dụng đất còn được bồi thường thiệt hại với cây trồng trên đất lâm nghiệp. Việc bồi thường sẽ được áp dụng với từng loại cây như: Cây hàng năm, cây lâu năm…
Mời bạn xem thêm
- Tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải hay không?
- Cách xử lý khi sổ đỏ cấp sai vị trí đất như thế nào?
- Phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức giá đền bù đất lâm nghiệp năm 2022 như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới trình tự, thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hay tim hiểu về mức giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện để đất lâm nghiệp được đền bù khi Nhà nước thu hồi là:
Sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Căn cứ Khoản 1, Điều 16, Luật Đất đai quy định 3 trường hợp đất lâm nghiệp bị thu hồi như sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Căn cứ Điều 93, Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.