để có thể làm nhân viên chính thức tại doanh nghiệp, công ty thì người lao động cần trải qua thời gian thử việc. Trong thời gian thử việc, thồng thường người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận với mức lương ít hơn so với mức lương chính thức. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về mức lương thử việc tối thiểu. Do người lao động cần biết mức lương thử việc tối thiểu 2023 là bao nhiêu tiền? Để nắm rõ hơn về vấn đề nà, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.
Quy định về thời gian thử việc là bao nhiêu ngày?
Tuy pháp luật vẫn ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên về vấn đề thời gian thử việc, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo điều kiện mà pháp luật quy định. Người lao động cũng như người sử dụng lao động cũng cẫn nắm được quy định về thời gian thử việc. Vậy, quy định về thời gian thử việc là bao nhiêu ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác
Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc sẽ khác nhau.
Lưu ý: Việc làm thử là do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc.
Mức lương thử việc tối thiểu 2023 là bao nhiêu?
Có thể thấy pháp luật vẫn ưu tiền sự thỏa thuận của các bên trong việc thỏa thuận mức lương thử việc. Tuy nhiên để bảo vệ người lao độngt hì pháp luật vẫn đặt ra quy định về mức lương thử việc tối thiểu. NGười lao động và người sử dụng lao động cần nắm được mức lương thử việc tối thiểu 2023 là bao nhiêu để tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.“
Theo đó, mức lương thử việc cũng sẽ do các bên thỏa thuận với nhau nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
Như vậy, mức lương thử việc tối thiểu người lao động được nhận bằng 85% mức lương chính thức. Đồng thời, người lao động cũng có thể nhận nhiều hơn 85%, lương thử việc hay cũng có thể bằng 100% mức lương chính thức của công việc đó.
Một số điều cần lưu ý đối với mức lương thử việc theo quy định
Để bảo đảm quyền lợi của mình thì người lao động cần nắm được những quy định liên quan đến mức lương thử việc. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng cần nắm được quy định này để cho người lao động nhân được những lợi ích chính đáng của mình. Dưới đây là một số điều cần lưu ý đối với mức lương thử việc theo quy định, bạn có thể thma khảo.
Lương thử việc có thể phải trích đóng BHXH
Theo quy định mới tại Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 thì các bên có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thay vì ký hợp đồng thử việc.
Tại, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do đó, nếu các bên thỏa thuận về thử việc trong hợp đồng lao động, thì người lao động sẽ được tham gia BHXH bắt buộc. Hay, người lao động sẽ phải trích một phần lương thử việc để đóng BHXH.
Lương thử việc có đóng thuế TNCN không?
Tiền lương thử việc của người lao động cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Theo đó, việc khấu trừ thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của người lao động như sau:
(1) Trường hợp 1: Người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Trường hợp người lao động thử việc ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tiền thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, căn cứ tính thuế TNCN là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau:
– Các khoản giảm trừ gia cảnh.
– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
(2) Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Người lao động trong trường hợp này mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Tuy nhiên, nếu người lao động chỉ có duy nhất thu nhập nêu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế.
Trả lương cho thử việc thấp hơn mức tối thiểu bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật quy định mức lương thử việc tối thiểu là 85% mức lương chính thức của người lao động. Do đó, nếu người lao động nhận mức lương thấp hơn mức tối thiểu thì người sử dụng lao động sẽ bị phạm pháp luật. Do đó, nếu người sử dụng lao động trả lương cho thử việc thấp hơn mức tối thiểu sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy, trả lương cho thử việc thấp hơn mức tối thiểu bị xử phạt hành chính như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử lý hành vi vi phạm quy định về thử việc như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.“
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.“
Như vậy, nếu người sử dụng lao động trả lương thử việc dưới 85% mức lương chính thức của vị trí công việc thì sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt 2 triệu đồng – 5 triệu đồng áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân (từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng).
Ngoài ra người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức lương thử việc tối thiểu 2023 là bao nhiêu tiền?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục làm sổ đỏ bị mất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức lương thử việc được hưởng bao nhiêu phần trăm?
- Quy định về mức lương và thời gian thử việc trong Bộ luật lao động 2012
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?
Câu hỏi thường gặp
Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Việc trả lương cho người lao động được thực hiện theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 căn cứ vào năng suất, chất lượng và thỏa thuận giữa các bên khi thực hiện công việc.
Điều này cũng có nghĩa rằng, trong thời gian thử việc, người lao động vẫn thực hiện công việc theo hợp đồng thử việc thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cho người lao động (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về việc trả lương trong hợp đồng thử việc).
Tóm lại, người lao động vẫn nhận được tiền lương cho thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng thử việc 2023, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế lương hợp pháp của công ty bạn có quy định khác.
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Do đó, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Đồng nghĩa, người lao động nghỉ ngang trong thời gian thử việc không phải bồi thường cho công ty.