Mức phạt tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy mới

bởi Trà Ly
Mức phạt tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy mới

Có thể thấy, nước ta đang ngày càng quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề xử phạt tội phạm về ma túy. Trong đó, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị truy cứu với mức phạt nặng. Trên thực tế, có rất nhiều người lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Vậy, Mức phạt tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Lôi kéo người khác sử dụng ma túy là gì?

Lôi kéo người khác sử dụng ma túy là một hành vi xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và là hành vi gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Theo quy định Bộ luật Hình sự 2015, việc lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong đó, các hành vi được cho là lôi kéo người khác sử dụng ma túy đó là:

– Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khiêu gợi sự ham muốn sử dụng ma túy của người khác để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy.

– Lôi kéo có thể là các hành vi như: Rủ rê, mồi chài, dụ dỗ, thuyết phục người khác không muốn sử dụng trái phép chất ma túy đồng ý sử dụng. Các thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn ssửdugnj ma túy như cho xem phim, ảnh, xem trực tiếp người khác sử dụng ma túy, tuyên truyền và bịa đặt những cảm giác hấp dẫn khi mà sử dụng ma túy… để họ tò mò, gợi ham muốn sử dụng ma túy. Tội phạm này được coi là hoàn thành khi người khác có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Mức phạt tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Phatps luật đã quy định cụ thể về mức phạt hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

…”

Theo đó, người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt tù từ 01 – 05 năm. Ngoài ra, tội phạm này còn có các khung hình phạt tăng nặng khác như:

Phạt tù từ 05 – 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

– Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

– Đối với 02 người trở lên;

Đối với người đang cai nghiện;

– Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

– Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 10 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;

– Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

– Đối với người dưới 13 tuổi.

Nặng nhất, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 15 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu gây chết 02 người trở lên.

Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là phạt tiền từ 05 – 100 triệu đồng.

Như vậy, lôi kéo người khác sử dụng ma túy có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân, phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

Lưu ý:

– Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này (căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

– Nếu một người nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy hoặc cùng đi mua chất ma túy để cùng sử dụng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

Tùy từng trường hợp mà họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Mức phạt tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy mới

Không bắt quả tang được hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy mà chỉ dựa theo lời khai có được xem là nguồn chứng cứ định tội không?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì lời khai, lời trình bày cũng được xem là một nguồn chứng cứ. Tuy nhiên không được sử dụng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Bởi, nếu chỉ có lời khai của những người khác về một người thì cũng không tránh được khả năng là đã có sự thỏa thuận trước đó để khai báo và cần có những bằng chứng cụ thể hơn như: tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình,.. kèm theo.

Việc xác định có một người có hành vi phạm tội hay không cần phải có kết luận của cơ quan điều tra về vụ việc.

Nếu cùng nhau góp tiền và sử dụng chất ma túy thì có xác định là lôi kéo người khác sử dụng ma túy không?

Có nhiều con nghiện hiện nay thường cùng nhau góp tiền, cùng nhau sử dụng chất ma túy . Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng nếu cùng nhau góp tiền và sử dụng chất ma túy thì có xác định là lôi kéo người khác sử dụng ma túy không? Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 quy định như sau:

HÌNH SỰ

2. Trường hợp rủ nhau sử dụng trái phép chất ma túy thì có được xác định là rủ rê, dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma túy để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự hay không?

Khoản 1 Điều 258 của Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, người có hành vi dụ dỗ, khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy với mình thì thuộc trường hợp rủ rê, lôi kéo theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đối với trường hợp các con nghiện cùng nhau góp tiền, cùng nhau sử dụng ma túy thì không xác định là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự.

Ví dụ:

– Nguyễn Văn A (không nghiện ma túy) nhưng A đã dụ dỗ, khêu gợi sự ham muốn của Nguyễn Văn B để B sử dụng trái phép chất ma túy với mình. Trường hợp này xác định là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự.

– Nguyễn Văn A (nghiện ma túy) đã dụ dỗ, khêu gợi sự ham muốn của Nguyễn Văn B (không nghiện ma túy) để B sử dụng trái phép chất ma túy với mình. Trường hợp này xác định là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự.

– Nguyễn Văn A (nghiện ma túy) rủ Nguyễn Văn B (nghiện ma túy) cùng nhau góp tiền, cùng nhau sử dụng trái phép chất ma túy, mặc dù A đã có hành vi dụ dỗ để B cùng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng không xác định đây là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, đối với trường hợp cùng nhau góp tiền, cùng nhau sử dụng ma túy thì không được xác định là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức phạt tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy mới” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đơn xin miễn thuế thu nhập cá nhân bán nhà. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Cấu thành tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?

Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cần thỏa mãn được các yếu tố cơ bản sau
Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Khách thể: Xâm phạm đến quy định Nhà nước về quản lý các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, biết hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy của mình là vi phạm pháp luật, thấy trước được hậu quả hành vi này gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Mặt khách quan:
– Có hành vi lôi kéo người khác như rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy (như dụ dỗ lôi kéo người chưa thành niên..)
– Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…)

Người phạm tội sử dụng ma túy thành khẩn khai báo thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Theo điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;”
Như vậy, trường hợp người phạm tội sử dụng ma túy thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra thì có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm